Hát xoan: Cuộc lội ngược dòng ngoạn mục
Đón bằng công nhận hát Xoan là di sản văn hóa đại diện của nhân loại | |
Hát Xoan và nghệ thuật Bài Chòi được bình chọn nhiều nhất |
Trình diễn hát xoan ở Phú Thọ. Ảnh: Duy Linh |
Năm 2011, hát xoan được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Năm 2013, Chính phủ phê duyệt đề án bảo vệ hát xoan đến năm 2020, và cứ như thế, mọi việc được thực hiện theo đề án.
Hàng loạt biện pháp đã được đưa ra như kết hợp truyền dạy hát xoan, đào tạo về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, phục hồi không gian cần thiết để thực hành di sản, sưu tập các tài liệu văn học trên thực tế và công bố cho các mục đích giáo dục và giới thiệu di sản trong trường học.
Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ và phục hồi hát xoan cũng vô cùng quan trọng. Bốn phường xoan của Phú Thọ từ những năm 1980 đến nay đã cung cấp kiến thức và liên tục thực hành, cùng với quảng bá hát xoan đi nhiều nơi, và những hoạt động này đã giúp ích rất nhiều cho việc khôi phục hát xoan.
Bản thân thành viên các phường Xoan và cộng đồng, các học viên và các tổ chức có liên quan cũng đã tham gia tích cực vào việc chuẩn bị Báo cáo định kỳ quốc gia, nhiệt tình tham gia vào các cuộc phỏng vấn, thảo luận và hội thảo.
Cũng không thể không kể đến vai trò của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Sau khi đề án bảo vệ hát xoan được Chính phủ phê duyệt, Nhà nước đã đầu tư khá nhiều vốn và nguồn nhân lực vào việc bảo vệ truyền thống.
Các biện pháp bảo vệ được đề xuất là thực tế và khả thi, thí dụ như thành lập quỹ bảo vệ xoan, hỗ trợ cho mỗi hội xoan, phục hồi không gian xoan, tổ chức các các khoá tập huấn, các lễ hội có trình diễn xoan, xuất bản sách, tài liệu về hát xoan và xây dựng các chương trình truyền thông thường xuyên.
Di sản này cũng thường xuyên được kiểm kê, khảo sát do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Cục Di sản văn hoá, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Di sản văn hoá Việt Nam và Viện Âm nhạc Việt Nam phối hợp thực hiện...
Nếu như năm 2009, bốn phường xoan ở Phú Thọ có khoảng 100 người hát và nhạc công hoạt động không thường xuyên, với hơn một nửa trong số đó là các cụ trên 60 tuổi thì đến nay, các phường đã có gần 200 thành viên với độ tuổi trung bình là 35. Năm 2009, trong số 31 nghệ nhân cao tuổi nhất (tuổi từ 80 đến 104), chỉ có bảy người có khả năng trình diễn và truyền dạy các bài bản cổ của hát xoan.
Đến nay, vào thời điểm tháng 12-2017 khi UNESCO đưa hát xoan ra khỏi danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp nay, tổng số 62 người kế nhiệm đã được đào tạo và đều được trang bị đầy đủ để dạy các bài bản của hát xoan. Số lượng thanh thiếu niên tham gia phát triển nhanh.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh cho biết, hát xoan là một nghi thức cổ gắn với tín ngưỡng thờ vua Hùng, cho nên muốn bảo tồn thì phải giữ nguyên vẹn tính chất cổ xưa của nghi thức này.
Hội xoan. Ảnh: VŨ MẠNH CƯỜNG |
Nhờ những nỗ lực của Nhà nước và cộng đồng, vào hồi 10 giờ 52 phút giờ địa phương (8 giờ 52 phút giờ Việt Nam) ngày 8-12-2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, hát xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây cũng là lần đầu tiên, Ủy ban Liên Chính phủ quyết định rút một di sản ra khỏi Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để chuyển sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lớp nghệ nhân xoan trẻ. Ảnh: NGUYỄN THẾ BẰNG |
Mặc dù vẫn còn đứng trước nhiều thách thức, nhưng điều này cũng đã là một tín hiệu đáng mừng, và cũng là một cách làm để nhiều loại hình nghệ thuật cổ khác đang đứng trước tình trạng mai một tương tự tham khảo. Xoan thực sự đã như một cây cổ thụ khô bắt đầu cho những chồi xanh mơn mởn.
Hát xoan gồm hát và múa như là một cách thờ cúng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Các học viên Xoan được tổ chức thành các phường hát, với người đứng đầu được gọi là “Trùm”, là người bảo tồn các bài hát, chọn đệ tử, truyền dạy bài bản, phong cách hát và tổ chức các hoạt động của phường. |
Theo Tuyết Loan/ nhandan.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05