-->

Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại "Giao lộ Sáng tạo"

(LĐTĐ) Giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến, những tuyến phố Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền như một bảo tàng kiến trúc sống động. Mỗi công trình nơi đây không chỉ là những tòa nhà đơn thuần, mà còn là những trang sử oai hùng, những câu chuyện đầy cảm xúc về một thời kỳ lịch sử đặc biệt của Thủ đô.
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các công trình văn hóa lịch sử Thủ đô

Viên ngọc kiến trúc giữa lòng Hà Nội

Trên con phố Lê Thánh Tông, giảng đường Đại học Khoa học Tự nhiên (tiền thân là Đại học Đông Dương, sau là Đại học Tổng hợp) nổi bật với kiến trúc độc đáo, nơi hội tụ giữa phương Đông và phương Tây. Điểm đặc biệt nhất của công trình này là bức bích họa khổng lồ, một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. Vẽ theo phong cách châu Âu nhưng nội dung lại mang đậm bản sắc Việt, bức họa là sự kết hợp độc đáo giữa hai nền văn hóa.

Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại
Bức họa ở giảng đường Đại học Khoa học Tự nhiên gợi cảm giác như đang ở thánh đường.

Tác giả của bức họa - họa sĩ Victor Tardieu, vị hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Đông Dương, đã dành trọn tâm huyết để tạo nên một tác phẩm vừa hoành tráng vừa giàu ý nghĩa. Bức họa rộng 11x7m không chỉ ghi lại chân dung 200 nhân vật, mà còn kể câu chuyện về một xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình.

Trung tâm bức họa là cổng tam quan truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, được điểm tô bởi tán cây cổ thụ sum suê và đôi câu đối ý nghĩa về sự học. Các nhân vật trong tranh - từ bác sĩ, kỹ sư đến quan tòa, nông dân - phản ánh sinh động bức tranh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, thời kỳ giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.

Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại
Nhà khách Chính phủ đã quen thuộc nhưng không nhiều người để ý những vết đạn 80 năm tuổi.

Trong khi đó, Nhà khách Chính phủ, tiền thân là Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mang trong mình những vết tích hùng hồn của lịch sử đấu tranh. Hàng rào sắt với những vết đạn loang lổ không chỉ là dấu tích của chiến tranh, mà còn là chứng nhân của những ngày tháng hào hùng. Mỗi vết đạn, mỗi vết lõm trên thanh sắt đều kể một câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Pháp, về những người con Hà thành đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do.

Nơi đây còn ghi dấu câu chuyện bi tráng về Anh hùng Lê Gia Đỉnh - người đã đơn thân độc mã cản bước quân thù, tạo thời gian cho đồng đội rút lui an toàn. Sự hy sinh của ông đã trở thành biểu tượng cho tinh thần quật cường của người Hà Nội, khiến ông được mệnh danh là "cảm tử quân số 1" của Thủ đô. Những vết tích chiến tranh này được giữ nguyên như một bảo tàng ngoài trời, nhắc nhở hậu thế về một thời kỳ lịch sử đầy oanh liệt.

Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại
Nhà hát Lớn - địa điểm “check-in” bậc nhất Thủ đô - ẩn chứa nhiều kho tàng bí mật đằng sau.

Còn Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo và bền bỉ của con người. Xây dựng trên vùng đất vốn là đầm lầy, công trình đòi hỏi một kỳ công trong xây dựng với 35 nghìn cọc tre làm móng. Các nguyên vật liệu cao cấp được vận chuyển từ Pháp sang, tạo nên một công trình mang đậm phong cách kiến trúc Opera Paris, nhưng vẫn hài hòa với không gian đô thị Hà Nội.

Nội thất Nhà hát được thiết kế và trang trí công phu không kém gì các cung điện châu Âu, với những họa tiết tinh xảo, những đường nét mềm mại của phong cách tân cổ điển. Mỗi chi tiết, từ các cột trụ, lan can đến trần nhà đều được chăm chút tỉ mỉ, tạo nên một không gian nghệ thuật đẳng cấp giữa lòng Hà Nội.

Nằm liền kề Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tiền thân là Viện Viễn Đông Bác Cổ, là một minh chứng độc đáo cho sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Công trình này đặc biệt ở chỗ các kiến trúc sư đã khéo léo lồng ghép những họa tiết trang trí truyền thống của Việt Nam vào một công trình mang phong cách phương Tây, tạo nên một phong cách kiến trúc độc đáo được gọi là kiến trúc Đông Dương.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo - Đánh thức những di sản

Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để check-in những di sản kiến trúc Pháp cổ. Nhưng sẽ rất "lãng phí", nếu chỉ ngang qua dịp tháng 11 này. Khi hàng loạt công trình kiến trúc Pháp mở cửa đón cộng đồng, trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo".

"Giao lộ Sáng tạo" được hình thành bởi sự kết nối giữa trục Bắc - Nam (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục Đông - Tây (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền). Không gian này có hàng loạt di sản kiến trúc từ thời Pháp thuộc và đang được khai thác trong thời hiện đại như: Cung Thiếu nhi Hà Nội (Ấu trĩ viên), Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tổng hợp… và các vườn hoa Nhà hát Lớn, Cổ Tân, Diên Hồng, Tao Đàn, Lý Thái Tổ.

Những công trình kiến trúc, những vườn hoa sẽ trở thành không gian của văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo.

Nếu tính theo trục Bắc Nam, Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ là điểm khởi đầu. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hoá - sáng tạo dày đặc nhất. Mỗi người, dù những sở thích khác nhau về nghệ thuật đều tìm thấy điều mình yêu thích trong không gian này, khi tại đây vừa có các cuộc triển lãm - workshop - tọa đàm về nghệ thuật thị giác.

Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại
Phối cảnh triển lãm tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Trong khi đó, "điểm hút" giới trẻ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một show diễn về thời trang của các đơn vị nghiên cứu, phục hồi các loại cổ phục và thực hành âm nhạc. Show diễn mang một cái tên gợi nhiều tò mò là "Kế vãng khai lai". Có thể hiểu là kế thừa tinh hoa quá khứ, khai mở tương lai.

Nhà hát Lớn, ngoài những show âm nhạc, thời trang sẽ có một Lễ diễu hành "không đụng hàng" giới thiệu đến công chúng cộng đồng sáng tạo của thành phố Hà Nội. Lễ diễu hành tôn vinh, quảng bá 7 lĩnh vực sáng tạo bao gồm: Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, phim ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thống và âm nhạc. 7 tác phẩm đại diện cho 7 lĩnh vực được tạo hình độc đáo, kết hợp giữa sáng tạo truyền thống và sáng tạo hiện đại, tạo nên một bức tranh đa dạng.

Ngoài ra, Lễ diễu hành còn có các đoàn riêng biệt theo nhóm các đơn vị, với biểu trưng cho mỗi lĩnh vực, sử dụng những cách thể hiện đa dạng và cuốn hút. Đặc biệt, các xe buýt du lịch hai tầng sẽ được huy động sử dụng như những sân khấu di động, biểu diễn các màn trình diễn ấn tượng và âm thanh sôi động.

Điểm cuối của "trục sáng tạo" này là Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Tổng hợp cũ), nơi tần suất các hoạt động văn hoá - sáng tạo chỉ đứng thứ hai sau Cung Thiếu nhi Hà Nội. Được các nghệ sĩ, nhà sáng tạo đầu tư nhiều công sức nhất là tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác Cảm thức Đông Dương. Tại đây sẽ trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương, trong cảm quan đa dạng của những kiến trúc sư, họa sĩ và nghệ sĩ hiện tại.

Giữa tiết trời se lạnh của những ngày đầu đông Hà Nội, hành trình khám phá này hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa đặc sắc, nơi quá khứ và hiện tại giao hòa, nơi truyền thống và hiện đại đan xen, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động