-->

Hành trình cùng con tự kỷ hòa nhập cộng đồng: Gian nan và vất vả

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng 200.000 người gồm cả trẻ em và người trưởng thành mắc tự kỷ. Trong đó, số lượng trẻ chẩn đoán mắc tự kỷ và điều trị ngày càng tăng. Làm thể nào để giúp người tự kỷ, đặc biệt là trẻ tự kỷ có thể hòa nhập tốt với cộng đồng vẫn luôn là điều trăn trở đối với các nhà chuyên môn và gia đình các em. 
hanh trinh cung con tu ky hoa nhap cong dong gian nan va vat va Trẻ tự kỷ cần nhiều hơn những ngôi trường dạy trẻ hòa nhập
hanh trinh cung con tu ky hoa nhap cong dong gian nan va vat va Hành trình 5 năm tìm lại cuộc sống toàn vẹn cho con trai mắc chứng tự kỷ
hanh trinh cung con tu ky hoa nhap cong dong gian nan va vat va Bước đi cùng con trên hành trình tự kỷ

Nhọc nhằn nuôi con tự kỷ

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay cộng đồng còn nhiều quan niệm sai lầm về trẻ tự kỷ. Có người coi tự kỷ là một vấn đề liên quan đến tâm linh, thậm chí có người coi tự kỷ là một dạng bệnh tâm thần....

hanh trinh cung con tu ky hoa nhap cong dong gian nan va vat va
Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm khả năng hòa nhập cộng đồng càng cao. (Ảnh minh họa).

Chính những quan niệm sai lầm đó, khiến cho khả năng trẻ tự kỷ được can thiệp sớm, cũng như hòa nhập với cộng đồng ngày càng trở lên khó khăn hơn. Đồng thời, quan niệm sai lầm này cũng chất thêm gánh nặng cho những gia đình có con không may mắc chứng tự kỷ. Thực tế đã có nhiều bậc phụ huynh mắc chứng trầm cảm vì sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhiều người khi con cái họ khác biệt.

Theo các chuyên gia y tế, tự kỷ là một tình trạng thần kinh phức tạp bao gồm những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Chứng tự kỷ thường xuất hiện ngay trong những năm đầu đời của trẻ. Bởi vậy, việc nuôi lớn một đứa trẻ khỏe mạnh đã khó, đồng hành cùng một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ với nhiều khác biệt lại càng khó khăn hơn.

Theo các chuyên gia y tế, việc can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ cần thời gian lâu dài. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ nhận thấy đa số trẻ tự kỷ không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tưởng là giống nhau, nhưng thực chất trẻ hoàn toàn khác nhau về biểu lộ hành vi, cảm xúc.

Chính vì vậy các bác sĩ đã xây dựng mô hình can thiệp có tính chất cá thể hóa. “Tức là, có trẻ chúng tôi chú trọng tăng cường về mặt giao tiếp, có trẻ cần can thiệp về vận động tinh, vận động thô, điều hòa cảm giác…

Sốc nặng, không chấp nhận sự thật, đau đớn, hoang mang, bế tắc… đó là tâm lý chung của những bậc phụ huynh khi biết con mình mắc chứng tự kỷ. Đơn cử, chị Vũ Hằng (ở Hà Nội), 5 năm phát hiện con mắc chứng tự kỷ là từng ấy thời gian đong đầy mồ hôi và nước mắt cùng con chiến đấu với bệnh.

"Tôi từng thấy đất trời bỗng nhiên sụp đổ dưới chân khi nhận ra con mình mắc chứng tự kỷ, từng xót xa như xát muối vào lòng khi nhận được lời khuyên đưa con vào Trung tâm dành cho trẻ khuyết tật. Nhưng chính những lời động viên của bác sĩ tại bệnh viện đã kéo tôi ra khỏi hố sâu tuyệt vọng, tiếp thêm nghị lực cho tôi chiến thắng trong hành trình đưa con trở về thế giới của trẻ bình thường".

Chị Hằng cho biết, con trai chị sinh ra hoàn toàn bình thường như các trẻ khác. Tuy nhiên, khi được 26 tháng, con vẫn chưa nói được nhiều như các trẻ đồng trang lứa. Linh cảm có điều gì đó bất thường, gia đình đưa con đến bệnh viện khám thì các bác sĩ nhận định con chỉ chậm hơn trẻ bình thường một chút. Đến 3 tuổi gia đình cho con đi nhà trẻ thì giai đoạn này con tự nhiên mất hẳn ngôn ngữ, không thấy nói năng gì nữa.

Một điều đặc biệt là dù không chịu giao tiếp, nhưng khi được mẹ dạy thì con chị Hằng lại tiếp thu rất nhanh. “Tôi đã lang thang trên rất nhiều trang mạng, đọc tất cả những bài viết về các bà mẹ nuôi dạy con tự kỷ thành công. Trẻ tự kỷ gắn với hình ảnh, nên tôi đã tự tạo ra rất nhiều dụng cụ học tập cho con bằng hình ảnh. Cứ như thế, nhận thức của cháu tiến bộ dần dần”, chị Hằng chia sẻ.

Khó khăn chồng chất khó khăn, khi con chuẩn bị vào lớp 1, chị Hằng lại lo sợ không trường nào nhận cháu vào học với nhiều biểu hiện bất thường như vậy. Đứng trước băn khoăn cho con ở lại mẫu giáo hay đi học lớp 1, chị Hằng đã được bác sĩ Thành Ngọc Minh - Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương quả quyết: “Tuy còn nhiều hạn chế về giao tiếp nhưng con chị rất sáng dạ.

Chị nên cho con vào lớp 1, nếu con không học được thì chị học cùng con, cháu ở lại lớp còn hơn cho cháu học mầm non vì lớp 1 là môi trường có kỷ luật. Điều này tốt hơn cho sự phát triển của cháu”. Khi đó, chị Hằng biết mình cần phải dừng lại hết công việc, tiếp tục chiến đấu, đồng hành cùng con trên con đường hòa nhập cùng cộng đồng.

Tương tự, chị Nguyễn Thu (Hà Nội) tâm sự: “Con lớn nhà tôi bị tự kỷ, về cơ bản, cháu chậm về ngôn ngữ, nên mọi thứ chậm hơn 1 trẻ phát triển bình thường. Ví dụ 6 tuổi mới đi được xe đạp bốn bánh dù cả nhà ra sức dạy. Và gần như tôi không biết dạy toán cho con thế nào. Đôi lúc nếu nói không nản là không thật lòng. Nhưng mà sau đó tôi đặt yêu cầu thấp hơn cho con. Con chỉ cần nhận biết số và viết đúng số mẹ đọc được là được...”

Tuy nhiên, chị Thu vẫn thấy con mình còn may mắn là được học ở một trường công mà cô hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm và tất cả các bạn trong lớp hết sức quan tâm giúp đỡ. Còn ở nhà, mọi người trong gia đình chị cũng không ép con phải họctheo bất cứ khung chuẩn nào. Chị Thu cũng cho biết, riêng bản thân chị từ lâu đã phải xác định rõ ràng con mình chậm và khác biệt so với các bạn.

Bởi lẽ, mẹ phải ý thức rõ nhất về tình trạng của con thì mới hiểu và đồng hành cùng con được. Theo chị Thu, hiện nay nhận thức của xã hội và của mọi người không trong cùng hoàn cảnh, sẽ rất lâu để có thể được như thông điệp: "Tôi đã hiểu, còn bạn". Nhưng chị luôn mong tất cả các trẻ tự kỷ đều có môi trường hòa nhập tốt, và được nuôi dạy bằng mọi sự thấu hiểu của gia đình.

Cha mẹ phải biết can thiệp đúng cách

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Thành Ngọc Minh cho biết, đây chỉ là hai trong số rất nhiều trẻ bị chứng tự kỷ hiện nay. Đơn cử, tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi năm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ tăng từ 10-20% (có khoảng 22.000 lượt trẻ đến khám chuyên khoa tâm thần mỗi năm, trong đó 1/3 lượt trẻ đến khám đánh giá tự kỷ).

Cũng theo Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc nuôi dạy con tự kỷ, giai đoạn nào cũng có những nỗi khó khăn, vất vả và không ít khổ đau. Chỉ có tình yêu thương và sự đồng hành suốt đời cùng con, các bậc phụ huynh mới có thể cứu và đánh thức những tiềm năng trong mỗi đứa trẻ tự kỷ. Điều quan trọng, trẻ tự kỷ cần được phát hiện sớm và can thiệp trước tuổi đi học, để trẻ có thể học được các kỹ năng và hòa nhập xã hội sớm. Trong đó, các bậc phụ huynh cần chú ý, triệu chứng của trẻ tự kỷ thường biểu hiện từ lúc nhỏ và mức độ tăng dần, điển hình nhất vào giai đoạn bé 1-3 tuổi.

Do vậy, khi thấy trẻ 6 tháng tuổi mà không hoặc ít phản ứng với âm thanh và tương tác với ánh mắt; 12 tháng không biết bập bẹ; 16 tháng không nói được từ đơn như bà, mẹ… và không có cử chỉ nét mặt cha mẹ nên đưa con đến Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện tỉnh nơi trẻ sinh sống để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Theo các chuyên gia y tế, việc can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ cần thời gian lâu dài. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ nhận thấy đa số trẻ tự kỷ không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tưởng là giống nhau, nhưng thực chất trẻ hoàn toàn khác nhau về biểu lộ hành vi, cảm xúc. Chính vì vậy các bác sĩ đã xây dựng mô hình can thiệp có tính chất cá thể hóa.

“Tức là, có trẻ chúng tôi chú trọng tăng cường về mặt giao tiếp, có trẻ cần can thiệp về vận động tinh, vận động thô, điều hòa cảm giác… Ngoài ra, chúng tôi còn có mô hình đào tạo cho cha mẹ can thiệp cho trẻ tự kỷ tại nhà sau mỗi đợt can thiệp tại bệnh viện, cũng giống như đào tạo cho 1 chuyên gia - rất kỳ công và rất mất thời gian”, bác sĩ Thành Ngọc Minh nói.

Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết thêm, đến thời điểm này, vấn đề giúp trẻ nói được không đặt lên hàng đầu, mà việc làm thế nào giúp trẻ giao tiếp được mới là quan trọng, bởi có tới 50% số trẻ tự kỷ không bao giờ phát triển được ngôn ngữ nói.

“Nếu đứa trẻ bị câm điếc không nói được, khi khát nước có thể biết ra ký hiệu, kéo tay cha mẹ đến chỗ lấy nước, nhưng với trẻ tự kỷ không biết biểu hiện điều đó. Mặt khác, ở trẻ tự kỷ thường có những hành vi, vận động khác thường như tăng động, thiếu tập trung, gặp khó khăn về ăn uống, giấc ngủ, tự làm đau mình... Khi gặp những rắc rối ấy, chúng tôi sẽ đồng hành cùng giúp cha mẹ hiểu và biết cách can thiệp đúng để giảm thiểu những hành vi đó, giúp trẻ sớm hòa nhập tốt với cộng đồng”, bác sĩ Thành Ngọc Minh nhấn mạnh.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động