Hàng ngàn bệnh nhân chờ... máu
Huy động cả nhà hiến máu
Chiều 18/1, tại khoa cấp cứu Bệnh viện E lượng bệnh nhân đến viện đông hơn thường lệ. Chúng tôi chú ý đến một ca tai nạn giao thông nặng chuyển từ Hà Nam lên. Anh Trường, người nhà nạn nhân kể, mẹ anh bị 3 thanh niên đi xe máy đâm phải khi bà đang trên đường đi làm về. Cả hai chân bà bị xe cán lên, gãy vụn. Tại bệnh viện tuyến tỉnh bác sĩ không thể dùng nẹp thông thường mà phải dùng những mảnh gỗ để ép từ bụng đến chân bệnh nhân.
“Lên đến Bệnh viện E bác sĩ đã đưa mẹ tôi vào phòng mổ ngay và dự báo sẽ cần lượng máu khá lớn để truyền. Tuy nhiên lượng máu dự trữ tại viện không nhiều nên người nhà được thông báo chuẩn bị cho máu. Tôi đã gọi điện về quê huy động họ hàng lên để tiếp máu cho mẹ tôi” – giọng anh Trường run run.
Qua khảo sát, tình trạng khan hiếm máu đang ở mức đỉnh điểm, không chỉ riêng tại Hà Nội mà còn xảy ra ở nhiều trung tâm truyền máu khác như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Điện Biên... Ngay tại “ngân hàng máu” là Viện Huyết học & Truyền máu TW thì tình trạng này cũng xảy ra tương tự. Tại khoa Thalassemia - tan máu bẩm sinh của Viện, ngày cuối tuần nhưng vẫn có hàng chục bệnh nhân chờ được truyền máu. Ngồi đợi đến lượt mình, chị Nguyễn Thị L (Thạch Thất, Hà Nội) không giấu nổi âu lo kể, chị mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ cách đây 3 năm. Chừng ấy thời gian chị sống được là nhờ những lần truyền máu. Đều đặn, mỗi tháng chị phải lên viện 2 lần để duy trì sự sống. Tuy nhiên, chưa lần nào, vất vả như lần này. Chị đã “ăn trực nằm chờ” 8 ngày ở viện nhưng vẫn chưa được truyền máu vì tình trạng khan hiếm máu. “ Mọi lần, tôi được bác sĩ truyền máu luôn nên người đỡ mệt mỏi, không bị sốt. Nhưng gần đây tôi chỉ được truyền đường để kéo dài thời gian chờ có người hiến máu. Hy vọng hôm nay sẽ đến lượt tôi” – chị L. buồn bã.
Cạn kiệt nguồn máu dự trữ?
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu trung ương cho biết: Chúng tôi đặc biệt lo ngại tình trạng mất cân đối lượng máu dự trữ ở các nhóm do hai nhóm máu A và O giảm mạnh. Thông thường nhóm máu A phải đạt 20% trong tổng lượng máu lưu trữ và phân phối, nhưng tại Viện có những ngày nhóm máu này chỉ ở mức 5 – 7%, có ngày dưới 4%. Tình trạng khan hiếm nhóm A và O đang ở mức đỉnh điểm. |
Ths. Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu cho biết, những ngày cuối năm 2014, nhóm máu A, O thiếu trầm trọng nhưng sau Tết dương lịch đến nay tất cả các nhóm máu đều rơi vào tình trạng thiếu. Vị viện phó này tỏ ra lo ngại rằng nếu tình trạng khan hiếm máu tiếp tục diễn ra thì những tuần tới sẽ không cung cấp đủ máu cứu chữa cho bệnh nhân ở các bệnh viện.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt là nhóm máu O, lãnh đạo Viện cho rằng, đây là nhóm máu phổ thông nhất chiếm khoảng 45 - 46% dân số. Chính vì vậy, tỷ lệ người đau ốm trong cộng đồng có nhóm máu O thường cao hơn. Ngoài ra, nhóm máu O là nhóm có thể truyền thay thế được cho các nhóm máu khác. Do đó, trong quá trình sử dụng, đặc biệt đối với các trường hợp cấp cứu, khó tìm nhóm máu phù hợp thì các cơ sở điều trị sẽ chỉ định truyền nhóm máu O thay thế. Đó là hai lý do cơ bản dẫn tới tình trạng thiếu nhóm máu này. Trong khi đó, theo Ths Ngô Mạnh Quân – trưởng khoa Vận động và tổ chức hiến máu thì lượng máu dự trữ chỉ bảo quản được tối đa hơn 40 ngày, không dùng sẽ hỏng. Vì thế, việc vận động hiến máu sẽ phải thường xuyên và liên tục.
Theo tổng hợp từ các bệnh viện gửi về Viện Huyết học - Truyền máu TW, nhu cầu về lượng máu A và O dành cho điều trị từ nay tới Tết nguyên đán là 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O. Trung bình mỗi ngày cần 80-100 đơn vị máu nhóm A và 120-150 đơn vị nhóm O. Trong khi đó, theo báo cáo số lượng máu tiếp nhận tại các điểm hiến máu lưu động chỉ 30-50 đơn vị/ngày.
Giải pháp hiện nay được Viện Huyết học & Truyền máu đề ra là, các bệnh viện nên hạn chế việc sử dụng lượng máu dự trữ vào các trường hợp cấp cứu thông thường, mà chỉ dùng trong trường hợp nghiêm trọng cần máu cấp cứu. Đồng thời, vận động các cơ quan đoàn thể tổ chức hiến máu. Trong hoàn cảnh này, hơn lúc nào hết Viện Huyết học và Truyền máu TW kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, hãy cho đi giọt máu của mình để cứu sống một người.
Phương An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51