Hẩm hiu những đứa “con lai”
Trung tâm thương mại đìu hiu và nỗi buồn mất chợ truyền thống | |
Chợ truyền thống cũng sẽ bán hàng qua mạng |
Chợ cao cấp ế ẩm
Một trong những địa chỉ đầu tiên của thành phố thực hiện chuyển đổi mô hình từ chợ thành trung tâm thương mại (TTTM) là chợ Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên chợ Cửa Nam hiện nay không náo nhiệt như những chợ khác, mà chỉ là mô hình kinh doanh giống siêu thị, bên bán niêm yết giá và người mua lựa chọn các sản phẩm đã được đóng gói sẵn rồi thanh toán ở quầy thu ngân. Theo quan sát, quang cảnh buôn bán tại đây khá đìu hiu. Có lẽ vì đường xuống tầng hầm không thuận tiện nên lượng khách chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhất là khi gần đó vẫn còn chợ “dân sinh” sầm uất, đông đúc.
Nằm ở một vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm là chợ Hàng Da. Theo quy hoạch, tầng hầm và tầng một của chợ được thiết kế làm khu chợ truyền thống. Các tầng còn lại được sử dụng làm TTTM. Song, sự kết hợp truyền thống và hiện đại này cũng không giúp chợ Hàng Da lấy lại sự sầm uất như trước đó, mà ngày càng vắng khách. Sau 5 năm hoạt động, nhiều gian hàng vẫn trống, không có khách thuê hoặc bị đóng cửa.
Chị Trần Thu Hương, chủ một sạp hàng tại đây, cho biết, từ ngày có chợ mới, đường đi lối lại phong quang sạch đẹp, không lo mưa nắng, rau quả được bảo quản trong môi trường có máy điều hòa nhiệt độ, tiền thuê ki ốt cũng hợp lý, bà con tiểu thương đều chấp nhận được. Thế nhưng tình trạng ế ẩm vẫn xảy ra thường xuyên, có ngày chẳng có khách nào đến thăm cửa hàng, có lẽ do lối lên xuống tầng hầm không thuận tiện, cả tòa nhà chỉ có hai cửa chính ra vào nên lượng khách hàng sụt giảm đáng kể.
Chợ Hàng Da không còn cảnh náo nhiệt như ngày nào |
Tình trạng này cũng phổ biến ở các trung tâm thương mại bình dân khác như Ô Chợ Dừa, chợ Mơ, Ngã Tư Sở, Thanh Trì … và mới đây nhất, chợ Trung Hòa cũng đã được liệt kê vào danh sách những khu chợ ế ẩm.
Vì sao không hấp dẫn?
“Người dân vào chợ mua thực phẩm cho gia đình, đến mua rau xong nhưng lại không có chỗ bán thịt5, cá... lại phải mất công đi chỗ khác. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân chợ mới vắng tanh, vắng ngắt thế này”, bà Loan tâm sự. |
Rút kinh nghiệm từ những TTTM trước, tháng 5/2015, chợ Trung Hòa đã chính thức khai trương trở lại sau một thời gian dài được cải tạo, nâng cấp trong sự hân hoan chào đón của bà con tiểu thương. Chợ được xây dựng theo mô hình hiện đại nhưng lại được vận hành theo mô hình chợ truyền thống. Đây là mô hình chợ mở với thiết kế giao thông trong chợ thông thoáng, người dân có thể đi xe máy, xe đạp vào chợ để mua hàng. Bên cạnh đó, chợ cũng được xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, thông gió, điện chiếu sáng và cấp nước đến từng gian hàng.
Các ngành hàng kinh doanh tại chợ phong phú và đa dạng, bao gồm các mặt hàng thiết yếu như một chợ dân sinh gồm thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thủy hải sản, hàng khô, gia dụng, giày dép, vải - quần áo và ngành hàng thực phẩm công nghệ và dịch vụ ăn uống… Ngoài ra, Ban quản lý (BQL) chợ miễn phí tiền gửi xe trong 2 tiếng đồng hồ - thời gian đủ để mua sắm, ăn uống, sau thời gian này mới thu phí theo đúng quy định của TP... Về cơ bản, tất cả đều được BQL khu chợ tính đến và có sự chuẩn bị kỹ càng, thế nhưng chợ vẫn “ế”…!
Phản ánh về tình trạng ế ẩm của chợ, bà Đặng Thu Loan, một tiểu thương ở chợ, cho biết, kinh doanh ở chợ hơn một tháng nhưng hàng bán kém và không có khách, chủ yếu vẫn bán qua điện thoại cho các khách hàng quen. Vì là chợ mới, chưa thu hút được nhiều tiểu thương vào kinh doanh, nhiều gian hàng bị bỏ trống khiến các mặt hàng không đa dạng. “Người dân vào chợ mua thực phẩm cho gia đình, đến mua rau xong nhưng lại không chỗ bán thịt, cá... rồi lại phải mất công đi chỗ khác. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân chợ mới vắng tanh, vắng ngắt thế này”, bà Loan tâm sự. Bên cạnh đó, việc chưa xử lý dứt điểm chợ cóc trên đường Nguyễn Thị Định cũng là nguyên nhân khiến tiểu thương và người tiêu dùng chưa mặn mà với việc vào chợ.
Thực hiện năm Văn minh trật tự đô thị, cải tạo các chợ truyền thống là cần thiết, tuy nhiên việc các trung tâm thương mại ế ấm và chợ truyền thống thì đìu hiu đã đặt ra bài toán cần phải tìm được mô hình mới, phù hợp với nhu cầu mua sắm của phần đông khách hàng.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa
Trật tự đô thị 29/01/2025 01:45
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên
Trật tự đô thị 28/01/2025 10:35
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33