-->

Hài Tết năm nay có gì mới?

Dù cuối năm mới là thời điểm phát hành các sản phẩm băng đĩa hài và thời gian quay chỉ mất chừng 2 tuần lễ, nhưng ngay từ bây giờ, các đơn vị sản xuất đã bắt tay vào việc ghi hình. Ngoài việc tập trung làm mới nội dung, năm nay, khâu bối cảnh đã được các hãng đầu tư nhiều hơn vì việc phát hành trên mạng internet giờ đây đang trở thành kênh chính thức nên nếu chỉ hay mà không đẹp thì rất khó thu hút người xem.
hai tet nam nay co gi moi Đĩa “lậu” làm nản lòng nghệ sĩ
hai tet nam nay co gi moi Đạo diễn Phạm Đông Hồng "lì xì" khán giả chùm phim hài Tết
hai tet nam nay co gi moi Hài Tết 2017 có gì mới?
hai tet nam nay co gi moi Táo quân VTV diễn theo khán giả đặt hàng
hai tet nam nay co gi moi Nghệ sĩ hài chạy “sô” ngày Tết: “Mệt, nhưng hạnh phúc”
hai tet nam nay co gi moi
Các nghệ sĩ trong chương trình Gala Tết vạn lộc 2017. Ảnh: TL

"Bình mới rượu cũ" vẫn đắt

Đạo diễn Trần Bình Trọng cho biết, anh đang trong quá trình đi khảo sát bối cảnh để thực hiện tiếp các cảnh quay cho hai sản phẩm mang thương hiệu của riêng anh là "Đại gia chân đất" và "Làng ế vợ". Trước đó 1 tháng, "Đại gia chân đất" đã được anh đổi mới khẩu vị bằng cách quay ở Mỹ, được anh kết hợp nhân chuyến được mời sang đất nước cờ hoa để giao lưu. Hồi năm ngoái, cũng với hình thức này, đạo diễn Trần Bình Trọng đã mang đến những khuôn hình mới mẻ và hấp dẫn ở Nga trong tiểu phẩm "Làng ế vợ". Từ mối duyên này đã khiến anh có ý tưởng viết về cuộc sống tha hương của người Việt tại đây, "vừa mang lại khẩu vị mới mẻ cho khán giả ở mùa thứ 7, vừa chạm đến một lượng khán giả khá lớn là cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống ở đây và những người từng yêu nước Nga trong mấy chục năm qua", đạo diễn Bình Trọng nói.

Năm nay, “Đại gia chân đất” vẫn tiếp tục mạch câu chuyện ở những mùa trước, đó là xoay quanh câu chuyện của ông Tích và ông Sự - do NSND Trung Hiếu và Quang Tèo thể hiện. Hai người vừa là bạn thân, vừa là thông gia của nhau. Với bản tính ham mê sắc đẹp, thích huyênh hoang khoác lác, cộng thêm trình độ hiểu biết kém cỏi, hai vị "đại gia chân đất" này đã tự đưa mình vào những hoàn cảnh éo le, dở khóc dở cười. Với "Làng ế vợ", đạo diễn Bình Trọng cho biết, anh vẫn sẽ tuân theo phong cách "bình mới rượu cũ", vẫn là câu chuyện về đám trai làng không lấy được vợ đã gây nên những tình huống hài hước. Đội ngũ diễn viên Quang Tèo, NSND Trung Hiếu, Chiến Thắng... do "chưa có dấu hiệu giảm nhiệt" nên đạo diễn Bình Trọng cho biết, sẽ tiếp tục "đốt cháy" họ cho đến khi nào cạn kiệt mới thôi.

Điểm mới của "Làng ế vợ" năm nay cũng được anh tiết lộ là chú trọng đến bối cảnh. Thay vì chỉ chọn một vài địa điểm quen thuộc ở Hà Nội như mấy năm trước, tiểu phẩm vừa được ghi hình ở rất nhiều địa danh nổi tiếng của khu vực Đông Nam Bộ. Với mong muốn mang lại khuôn hình mới lạ nhất, anh và ê - kíp đã vào tận Cà Mau để thực hiện. Các bối cảnh thơ mộng của Cần Thơ, Trà Vinh... cũng đã hoàn thiện. Dàn diễn viên cũng được anh "thay mới" toàn bộ bằng các nghệ sĩ phía Nam như Cát Phương, Hoàng Sơn, Mai Trang...

Anh cho biết: "Qua nhiều năm làm đạo diễn và nhà sản xuất, điều khán giả cần ở sản phẩm hài không phải là sự mới mẻ về câu chuyện mà quan trọng nhất là làm sao để mang lại không khí giải trí cho khán giả. Chính vì vậy mà vài năm nay, tôi không đầu tư quá nhiều cho cốt truyện. Thay vào đó, việc "trung thành" với nội dung, ê - kíp sẽ khiến sản phẩm định vị được lượng khán giả quen thuộc. Bởi với thị trường băng đĩa hài quá náo nhiệt như hiện nay, mỗi sản phẩm ra mắt phải mất rất nhiều công sức quảng bá nên việc tiếp tục câu chuyện ở mùa trước sẽ khiến chúng tôi yên tâm hơn.

Cũng như đạo diễn Bình Trọng, Công ty Nghe nhìn Thăng Long của đạo diễn Phạm Đông Hồng cũng tiếp tục khai thác mạch truyện quen thuộc làm nên thương hiệu và bản sắc của mình là hài dân gian. Tiểu phẩm "Họ Lý tên Thông" vừa hoàn thiện phần ghi hình và được anh khá tâm đắc vì có nhiều sự mới mẻ cả về nội dung và dàn diễn viên. "Khán giả sẽ được gặp lại NSND Quốc Chiêm, người nhiều năm nay không còn tham gia sân khấu hay đóng phim. Để có được sự gật đầu của anh là một câu chuyện dài, nhưng trong đó, yếu tố quyết định chính là kịch bản và được anh khá hứng thú nên nhận lời. Đối lập với đó là một diễn viên mới Quỳnh Kun. Với lượng người theo dõi trên mạng xã hội lên đến 1 triệu người, sự tham gia của cô cũng là cách để sản phẩm được quảng bá tốt hơn", đạo diễn Phạm Đông Hồng nói.

Với tiểu phẩm "Chôn nhời 6" năm nay, Công ty Nghe nhìn Thăng Long sẽ khai thác nhiều vấn đề thời sự nổi bật trong năm giống như cách thức mà chương trình Táo quân thực hiện. Nó được chuyển tải xoay quay mối quan hệ vợ chồng quan huyện Bợm (NSƯT Quang Thắng - NSƯT Kim Oanh), Lý trưởng (NSND Quốc Anh), vợ quan tri phủ (NSƯT Minh Hằng). Nếu như năm ngoái là câu chuyện kinh doanh những thực phẩm bẩn, chuyện đổ chất thải sang nhà hàng xóm, chuyện xây chuồng gà và dọn rác cũng phải đi xin phép, chuyện gạt tay trúng má… thì năm nay sẽ là chuyện cấm dạy thêm, học thêm trong giáo dục, cấm phổ biến các ca khúc nhạc xưa trong lĩnh vực văn hóa, hay những chuyện ầm ĩ trong giới showbiz... đều sẽ được đưa lên "bàn cân" để mổ xẻ, trào lộng.

Bán vé thay vì chú trọng bán đĩa

Trong khi đó, nhiều năm nay, đạo diễn Vượng râu không còn chú trọng quá nhiều đến việc quay tiểu phẩm hài như trước. Lý do theo anh là vì kênh phát hành truyền thống là trông chờ vào bán đĩa luôn cầm chắc cái lỗ, trong khi việc đầu tư cho sản phẩm ngày càng lớn. Thay vào đó, anh chú trọng vào khâu tổ chức chương trình, bán sản phẩm trực tiếp đến khán giả bằng hình thức bán vé. “Gala Tết vạn lộc” ở mùa thứ ba vẫn sẽ đi theo xu hướng riêng biệt này và được anh đánh giá là khá hiệu quả.

"Vì trình độ thưởng thức của khán giả với sản phẩm hài ngày càng cao và khó tính hơn nên nếu cứ tập trung quá nhiều vào một "miếng bánh" sẽ mang đến sự bão hòa và nhàm chán. Tuy nhiên, nếu như việc quay tiểu phẩm giúp đạo diễn nhẹ đầu hơn vì chỉ quay trong khoảng 1-2 tuần thì tổ chức chương trình kéo theo một khối lượng công việc khổng lồ. Thế nên năm nào làm show, tôi cũng sụt đi vào kilogam vì không chỉ ở vai trò tổ chức sản xuất mà còn biên kịch, biên tập và còn diễn xuất trong tiết mục hài", nghệ sĩ hài Vượng râu nói.

So sánh hai cách thức là làm show và quay tiểu phẩm, nghệ sĩ hài Vượng râu cho rằng, cái khó của làm show không chỉ vì kinh phí lớn gấp nhiều lần quay tiểu phẩm mà còn phải làm sao để mời được những nghệ sĩ tên tuổi, vì cuối năm là thời điểm mà họ rất bận show. Cùng với đó là khả năng kết nối các tiết mục thành một chủ đề xuyên suốt nhưng nếu không mời được nghệ sĩ đúng như kịch bản là một sự đau đầu với đơn vị sản xuất.

Nghệ sĩ hài Vượng râu tâm sự: “Chính vì vậy mà nhiều khi, chúng tôi phải chấp nhận những yêu cầu khắt khe và cát-sê "khủng" của nghệ sĩ để đảm bảo format của chương trình. Hơn nữa, việc làm show dù tốn kém và mất nhiều công sức hơn nhưng nghệ sĩ bao giờ cũng hứng thú hơn vì sự tương tác với khán giả là trực tiếp. Họ được thăng hoa nên diễn cũng "xuất thần" hơn so với việc quay tiểu phẩm - thường phải diễn đi diễn lại nhiều lần mới chọn được cảnh ưng ý, mà với hài như thế đã là giảm đi tính gây cười ít nhiều rồi”.

Nói về chương trình “Gala Tết Vạn lộc” năm nay, nghệ sĩ Vượng râu cho biết, anh sẽ tiếp tục mời các nghệ sĩ hải ngoại về biểu diễn, bên cạnh các ngôi sao nổi tiếng trong nước. Cùng với đó, tiểu phẩm hài vẫn sẽ được anh duy trì để đáp ứng nhu cầu của khán giả. Nhưng thay vì để bán đĩa, nghệ sĩ hài Vượng râu cho biết: “Chúng tôi làm để phát hành qua Youtube là chủ yếu, vì khán giả không còn mặn mà với việc mua đĩa mà xem qua điện thoại rất nhiều”.

Theo Minh Nhật/Gia đình và xã hội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động