--> -->

Hái quả ngọt từ đam mê sáng tạo

Từng có những hạn chế về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, cô giáo Nguyễn Hương Giang, giáo viên Trường Mầm non Tuổi Thơ (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Cô luôn trăn trở tìm cách giúp các em có thể hoàn thiện được điều đó thông qua việc áp dụng phương pháp giáo dục sáng tạo.
Người Trưởng ca yêu nghề, đam mê sáng tạo Hiện thực hóa đam mê

Nỗ lực tìm cách khắc phục

Yêu thích công việc dạy học từ nhỏ, cô gái trẻ Nguyễn Hương Giang sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã chọn ngành sư phạm mầm non để theo học. Ngay từ những ngày đầu đến với nghề, cô Giang luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và những kiến thức mình học được tại ngôi trường Sư phạm để vận dụng vào công việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Hái quả ngọt từ đam mê sáng tạo
Cô Nguyễn Hương Giang hướng dẫn cho trẻ sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp (Ảnh: NVCC)

Cô Giang chia sẻ, đối với lứa tuổi mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi, giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm, cảm xúc của mình… Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể giao tiếp bình thường, nhiều bé bị tật phát âm ngọng hoặc chậm nói, khiến các em gặp hạn chế về mặt ngôn ngữ. Nếu không can thiệp sớm, sự phát triển toàn diện của các em có thể bị ảnh hưởng.

Bản thân cô Giang cũng từng có những hạn chế về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp nên cô hiểu được những khó khăn trong việc học tập và công việc sẽ gặp phải sau này. “Giao tiếp không tốt khiến mỗi cá nhân luôn có cảm giác tự ti, mặc cảm, dần dần hạn chế tiếp xúc và nói chuyện với nhiều người. Lúc đó, tâm lý muốn thu mình lại sẽ khiến cá nhân đó mất đi rất nhiều cơ hội được giao lưu, học hỏi với mọi người xung quanh”, cô Giang cho biết.

Chính vì vậy, cô luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm cách để giúp bé có thể khắc phục được nhược điểm đó càng sớm càng tốt ở độ tuổi còn nhỏ. Với tâm huyết đó, trong 14 năm công tác, hàng ngày tiếp xúc với trẻ, cô đã sáng tác hơn 100 bài thơ, bài hát, bài vè, câu chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt để dạy phát âm và chữa ngọng cho trẻ. Các tác phẩm do cô sáng tác rất phù hợp với lứa tuổi mầm non, dễ đọc, dễ thuộc và vô cùng hứng thú.

Với mong muốn những đứa trẻ không chỉ biết sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói, mà còn biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể để phù hợp với lời nói, nhằm tăng hiệu quả và sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ, cô đã bắt tay vào sưu tầm và ứng dụng loại hình ngôn ngữ cơ thể (Body language). Ngôn ngữ cơ thể bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười và hành động… tưởng chừng những điều đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng hiệu quả. Nghĩ đến đâu, cô thực hành đến đó.

Sau khi lập kế hoạch để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, kết hợp dùng ngôn ngữ cơ thể, cô bắt đầu lồng ghép nội dung dạy trẻ cách sử dụng chúng vào các hoạt động giáo dục. Muốn hình thành ở trẻ ngôn ngữ cơ thể phù hợp để bổ trợ cho lời nói, song hành cùng ngôn ngữ nói và làm tăng hiệu quả của việc truyền đạt ý để trẻ bắt chước, sáng tạo ra những ngôn ngữ cơ thể của mình khi giao tiếp.

Bất kỳ hoạt động nào cô cũng cho trẻ được sử dụng lời nói kết hợp với sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình. Cuối mỗi buổi học, cô không quên khen ngợi, động viên những trẻ có tư thế, phong cách tự tin khi giao tiếp, tuyên dương những trẻ manh dạn và động viên trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin.

“Quả ngọt cho sự cố gắng

Sau thời gian áp dụng dạy trẻ ngôn ngữ thông qua các tác phẩm mà mình sáng tác, trẻ tại lớp cô phụ trách có sự tiến bộ rõ rệt. Vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, trẻ nói nhiều hơn, tích cực giao tiếp với cô và các bạn. Ngoài ra còn biết đặt nhiều câu hỏi đủ ý, biết diễn đạt suy nghĩ của mình rõ ràng và mạch lạc hơn. Với những trẻ vốn nhút nhát cũng trở nên mạnh dạn, tự nhiên và hòa đồng hơn. Như trường hợp của bé Anh Thư bị ngọng dấu hỏi với dấu nặng, được cô luyện nói bằng cách cho tập đọc thơ, sau vài tháng đã có thể phát âm rõ ràng. Tùy theo trẻ bị ngọng ở những dạng khác nhau, cô sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để chữa ngọng cho trẻ. Đến nay, phương pháp chữa ngọng cho trẻ cùng với các bài thơ, bài vè của cô Giang đã được phổ biến không chỉ trong trường Mầm non Tuổi Thơ, mà còn trong nhiều trường mầm non khác.

Hái quả ngọt từ đam mê sáng tạo
Cô trò cùng say sưa trong giờ học (Ảnh: NVCC)

“Nhiều phụ huynh đã không giấu nổi xúc động khi chứng kiến sự thay đổi từng ngày của con em mình, có những video được quay lúc con hát, đọc thơ tại nhà để gửi cho cô xem. Những hình ảnh đó chính là món quà vô cùng quý giá đối với không chỉ cô Giang, mà còn đối với các cán bộ, giáo viên trong toàn trường”, cô Nguyễn Ngọc Thảo, lớp B2 Trường Mầm non Tuổi Thơ chia sẻ. Nhìn những ánh mắt, nghe từng lời nói đã có sự tiến bộ rõ rệt của trẻ, cô cho biết rất hạnh phúc và có thêm động lực để ngày càng cố gắng trong công việc, trau dồi và hoàn thiện hơn nghiệp vụ bản thân, luôn sáng tạo để có phương pháp dạy mới cho học sinh.

Sự tâm huyết và sáng tạo của cô giáo Nguyễn Hương Giang về ý tưởng “dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ cơ thể” cũng đã lan tỏa đến các đồng nghiệp trong nhà trường tham khảo và học hỏi noi theo, từ đó giúp các giáo viên khác có thêm kiến thức, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể để vận dụng trong giao tiếp hàng ngày và tham gia vào quá trình dạy trẻ tại trường.

Tháng 10/2020 vừa qua, cô giáo Nguyễn Hương Giang vinh dự là một trong những giáo viên đại diện cấp học Mầm non quận Hoàng Mai tham gia thuyết trình về những đổi mới sáng tạo trong quá trình giảng dạy tại Hội đồng xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo" lần thứ 4 năm học 2019-2020. Cô chia sẻ, đó chính là sự ghi nhận, động viên lớn dành cho cô, giúp cô thêm tự tin và tích cực hơn nữa./.

Anh Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm nay, Thủ đô Hà Nội đã đón khoảng 12,77 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 3,16 triệu lượt, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 20,2%, khẳng định sức hút ngày càng mạnh mẽ của Thủ đô trên bản đồ du lịch quốc tế.

Tin khác

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đồng thời đầu tư nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện tốt nhất để ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô có những bước tiến mạnh mẽ và phát triển toàn diện.
Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày mai (24/5) cho đến ngày 29/5, các trường đặc thù, các trường "nóng" ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ nhận hồ sơ xét tuyển đầu cấp lớp 1 và lớp 6.
Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Sáng nay (23/5), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025. 851 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho gần 2,3 triệu học sinh các cấp học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội vinh dự có mặt tại buổi Lễ.
Tổ chức thi, tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo an toàn, công bằng, khách quan, công khai

Tổ chức thi, tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo an toàn, công bằng, khách quan, công khai

Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026 vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chung tay phát triển, sẻ chia trách nhiệm

Chung tay phát triển, sẻ chia trách nhiệm

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần hình thành triết lý cao đẹp, nhân văn về tinh thần đoàn kết, sẻ chia trong cộng đồng giáo viên, học sinh và toàn xã hội.
Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025, kèm theo mã số cụ thể cho từng phương thức nhằm đảm bảo minh bạch, đồng bộ trong tổ chức tuyển sinh.
Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Liên quan đến hoạt động ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào; không tổ chức dạy trước chương trình...
Xem thêm
Phiên bản di động