Hải Phòng: Tháo dỡ lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà
Hải Phòng: Kiểm tra, xử lý việc nuôi ngao không phép trên vùng biển |
Để giải quyết những tồn tại, bất cập, xung đột giữa việc nuôi trồng thuỷ sản với bảo tồn, khai thác hiệu quả giá trị của Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà, năm 2021, HĐND thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND về quy định hỗ trợ tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Qua đó, đảm bảo môi trường trên các vịnh sạch sẽ, trong lành, phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, UBND huyện Cát Hải xây dựng lộ trình tháo dỡ tất cả các lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên khu vực các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Kiểm tra việc tháo dỡ lồng bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cát Bà. |
Theo UBND huyện Cát Hải, trong số 435 cơ sở nuôi trồng thủy sản xét hưởng các chính sách theo Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND thành phố Hải Phòng lập phương án hỗ trợ, thẩm định, huyện phê duyệt 429 cơ sở; 6 cơ sở tự tháo dỡ trong quá trình thực hiện. Huyện Cát Hải thực hiện chi trả tiền hỗ trợ 286/440 cơ sở (đạt 65%).
Trong đó có 245 cơ sở được chi trả hỗ trợ để tháo dỡ hoàn toàn, 35 cơ sở chi trả hỗ trợ tháo dỡ từng phần và 6 cơ sở tự tháo dỡ không nhận hỗ trợ. Đến nay, số cơ sở đã tháo dỡ là 280/440 (đạt 63,6%). Về công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, từ khi thực hiện Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND thành phố Hải Phòng đến ngày 29/9/2022, huyện Cát Hải hỗ trợ tiêu thụ khoảng 2.320,8 tấn sản phẩm…
Tuy nhiên, việc tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản hiện đang gặp nhiều khó khăn khi lượng thủy sản chưa tiêu thụ trên các cơ sở còn rất lớn. Thời gian tới, huyện Cát Hải sẽ tiếp tục duy trì và vận động tiêu thụ sản phẩm thông qua các đầu mối, các tổ chức trong và ngoài huyện, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ vận động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản…
Qua kiểm tra và nghe báo cáo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng ghi nhận thời gian qua huyện Cát Hải có nhiều nỗ lực trong việc tháo dỡ lồng bè, tuy nhiên đến thời điểm này tiến độ vẫn còn khá chậm vì chỉ khoảng 2 tháng nữa là phải hoàn thành việc tháo dỡ lồng bè trong khi đó khối lượng cộng việc cần thực hiện là khá lớn. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương và sự đồng thuận của các hộ nuôi trồng thủy sản. Huyện Cát Hải xác định rõ sản lượng thủy sản còn lại trên các cơ sở nuôi trồng phải tháo dỡ. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch cụ thể về việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tháo dỡ. Huyện Cát Hải chỉ đạo Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà thực hiện thu gom, vớt rác thải trên mặt nước, đảm bảo vệ sinh môi trường trên vịnh…
Đối với việc bố trí, sắp xếp giao diện tích mặt nước biển ở vị trí mới có điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với huyện Cát Hải nghiên cứu vật liệu làm phao nổi với lồng bè nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn, kết cấu vững chắc, thân thiện với môi trường…
Huyện Cát Hải khẩn trương kiểm tra, thiết lập hồ sơ vi phạm hành chính, ban hành Quyết định xử phạt hành chính các cơ sở nuôi trồng thủy sản không đúng quy định. Trường hợp các cơ sở không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì hoàn thiện hồ sơ và tổ chức cưỡng chế trong tháng 12/2022. Huyện Cát Hải huy động hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động các cơ sở nuôi trồng thủy sản hoàn thành việc tháo dỡ lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, trước ngày 31/12/2022.
Theo Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND TP Hải Phòng về quy định hỗ trợ thực hiện tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải: Về hỗ trợ mặt kiến trúc mức hỗ trợ là 19.857.983 đồng/nhà chòi; 4.836.000 đồng/ô lồng nuôi cá; 89.008 đồng/m2 giàn nuôi nhuyễn thể. Đối với sản phẩm nuôi là cá, mức hỗ trợ đối với các ô lồng nuôi cá tháo dỡ trước ngày 1/1/2022 là 25.000 đồng/m3. Từ 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 12.500 đồng/m3. Đối với sản phẩm nuôi là nhuyễn thể, hỗ trợ đối với các giàn nuôi nhuyễn thể tháo dỡ trước ngày 1/1/2022 là 12.500 đồng/m2. Ngoài ra, hỗ trợ hộ gia đình là chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản bị tháo dỡ sinh sống trên các cơ sở nuôi trồng thủy sản trước ngày 1/7/2021 là 6.480.000 đồng/nhân khẩu.
Hải Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41