Hai năm qua, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt trên 100 tỉ USD
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 tăng 13,8% Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình |
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước, Trung Quốc đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với quy mô đạt 55,9 tỉ USD, tăng 37 lần so với năm 2002.
Đáng lưu ý, nhóm hàng chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng tới 77,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Ngoài ra, cơ cấu hàng nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu chiếm tới 94,15% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này.
Hai năm qua, tuy chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, nhưng cơ quan hữu quan hai nước vẫn tích cực kết nối, kịp thời trao đổi đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu, thông thương hàng hóa giữa doanh nghiệp hai nước được duy trì thông suốt; kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc 2 năm qua vẫn đạt trên 100 tỉ USD.
![]() |
Cùng với việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Trung Quốc duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại song phương. Ảnh: N.T |
Thống kê từ Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỉ USD, tăng 24,6% so cùng kỳ năm 2020.
Đáng lưu ý, xuất khẩu hoa quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt được nhiều tiến triển nổi bật; trong đó, chanh leo Việt Nam được thí điểm xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc kể từ tháng 7.2022 và sầu riêng tươi xuất khẩu từ Việt Nam cũng chính thức thông quan những chuyến xe đầu tiên trong tháng 9.2022.
Cũng theo Hải quan Việt Nam, 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,22 tỉ USD, tăng 6,22% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 14,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Theo Bộ Công Thương, thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đến nay, Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam; trong đó, có nông sản, trái cây tươi. Việc này đã mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn.
Đáng chú ý, trong thời gian qua, doanh nghiệp đã thay đổi phương thức sản xuất theo hướng an toàn, tiêu chuẩn cụ thể, quản lý quy trình canh tác, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Tích cực xuất nhập khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Nhận định từ các chuyên gia, đã qua thời kỳ hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, bởi hiện tại Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới, nên phải siết chặt điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều mà các ngành chức năng của cả Việt Nam và Trung Quốc đều hướng các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thực hiện.
Vì thế, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường và thay đổi tư duy cũng như tuân thủ quy định nhập khẩu của quốc gia này. Đây cũng là bước đệm để hình thành thị trường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch thuận lợi giữa Việt Nam-Trung Quốc.
Theo ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thực hiện phương châm "an toàn để xuất khẩu" và "xuất khẩu phải an toàn", Bộ Công Thương khuyến cáo địa phương vùng trồng và doanh nghiệp xuất khẩu chủ động theo dõi sát tình hình để điều tiết lượng hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa.
Mặt khác, triển khai đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 từ khâu nuôi trồng, thu mua, bao gói, chế biến, vận chuyển và xuất khẩu theo hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngoài ra, địa phương và doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm kiểm dịch và an toàn thực phẩm.
Về lâu dài, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch theo nguyên tắc thương mại quốc tế nhằm đảm bảo xuất nhập khẩu ổn định và bền vững.
Theo ANH TUẤN/laodong.vn
Nên xem

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

“Mùa sứa”, món quà từ biển

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí
Tin khác

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6
Tài chính 16/05/2025 14:10

Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe
Tài chính 16/05/2025 07:58

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
Tài chính 15/05/2025 16:27

Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình cho hội viên phụ nữ
Tài chính 15/05/2025 16:26

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Tài chính 15/05/2025 11:00

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt
Tài chính 15/05/2025 08:13

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ
Tài chính 13/05/2025 14:58

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế
Tài chính 13/05/2025 14:27

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tài chính 13/05/2025 14:25

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động
Tài chính 08/05/2025 10:08