-->

Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội phù hợp với diễn biến dịch Covid-19

(LĐTĐ) Trên cơ sở nhận định, đánh giá tình hình, ngày 1/9/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố". Trong đó, đặc biệt lưu ý 6 nhóm nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện, quyết tâm sớm đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho Thủ đô và sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Hà Nội kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn mức giãn cách dịp nghỉ lễ 2/9 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát "vùng đỏ" của quận Đống Đa Tập trung khắc phục triệt để những hạn chế, sơ hở trong công tác phòng, chống dịch

Vẫn có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh

Sau 40 ngày thực hiện 3 đợt giãn cách xã hội trên phạm vi toàn Thành phố, có thể khẳng định Hà Nội đã đạt được một số kết quả bước đầu, tiếp tục kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19. Thực tế cho thấy, số "vùng xanh" không ngừng tăng lên, số ca mắc mới có ngày giảm sâu trong giãn cách. Kết quả đó khẳng định sự quyết liệt, sát sao của lãnh đạo Thành phố và tạo sự đoàn kết, nỗ lực của chính quyền các cấp cùng toàn thể nhân dân chung tay chống dịch.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại "vùng xanh" của huyện Quốc Oai. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, các khu vực ngoại thành Hà Nội, tình hình dịch đã cơ bản được kiểm soát, ổn định, tuy nhiên, ở các quận khu vực nội thành còn nguy cơ. Đặc biệt là việc phát sinh một số ổ dịch mới, phức tạp, cho thấy còn nhiều nguy cơ, nhất là ở khu vực mật độ dân cư cao, chật hẹp với nhiều phố nhỏ, ngõ nhỏ hay nhiều nhà chung cư cũ, các chợ dân sinh, các khu vực phong tỏa.

Ở một số địa phương trên cả nước, tình hình dịch bệnh đang tiếp tục có diễn biến rất phức tạp. Với vai trò là trung tâm cả nước, đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia nên thực tế Hà Nội không thể "đóng cứng", vẫn có giao thương, vận chuyển hàng hóa, vì vậy vẫn có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, vẫn còn những khu nguy cơ, những đối tượng nguy cơ chưa xét nghiệm được hết để bóc tách triệt để F0 khỏi cộng đồng. Việc thực hiện giãn cách xã hội vẫn có nơi còn biểu hiện lơi lỏng, còn có hiện tượng "chặt ngoài, lỏng trong". Trong khi, chỉ còn 4 ngày nữa là Hà Nội hết thời hạn thực hiện đợt giãn cách xã hội thứ 3 (đến ngày 6/9).

undefined
Quận Thanh Xuân di chuyển người dân ra khỏi khu vực phong tỏa tại phường Thanh Xuân Trung tới khu cách ly Ký túc xá Đại học FPT. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Thực tiễn tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội đòi hỏi cần kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Bởi nếu dừng giãn cách sẽ có nguy cơ phá vỡ tất cả thành quả chống dịch trong thời gian qua. Song bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp để phát huy những thành quả đạt được ở các "vùng xanh", nhất là ở các khu vực ngoại thành, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, ổn định.

Trên cơ sở nhận định, đánh giá tình hình, ngày 1/9/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố". Trong đó, đặc biệt lưu ý 6 nhóm nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện, quyết tâm sớm đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho Thủ đô và sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực "vùng đỏ", "vùng da cam".

undefined
Lên phương án để tổ chức sản xuất đối với khu vực "vùng xanh". (Ảnh: Hữu Duyên)

Đối với khu vực "vùng xanh", Ban Thường vụ Thành ủy giao Bí thư cấp ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực "vùng đỏ", "vùng da cam", bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

"Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các cấp, các ngành từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã phải xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động; đồng thời có phương án tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng vùng; tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để "vùng đỏ" bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo", Chỉ thị nêu rõ.

Siết chặt "vùng đỏ", nới lỏng từ từ "vùng xanh"

Theo các chuyên gia y tế nhận định, đây là biện pháp đúng, trúng, kịp thời, vừa giúp Thành phố tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, vừa có thể từng bước nới lỏng một số hoạt động (ở những nơi điều kiện cho phép), duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh để thực hiện "mục tiêu kép".

Giáo sư, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Huyết học Truyền máu Việt Nam đánh giá, trong suốt thời gian qua, Hà Nội rất quyết liệt khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế, Thành phố cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu, tiếp tục kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn bùng phát.

Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội phù hợp với tình hình dịch Covid-19
Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng "vùng đỏ", bóc tách F0, truy vết F1. (Ảnh: Hữu Duyên)

Theo Giáo sư Nguyễn Anh Trí, sở dĩ như vậy là do một số nguyên nhân. Trong đó có việc Thành phố thực hiện rất quyết liệt công tác phòng, chống dịch nhưng ở đâu đó vẫn còn người dân thực hiện chưa nghiêm túc. Ca dương tính ẩn náu trong cộng đồng vẫn còn nhiều mà việc thực hiện giải pháp 5K và giãn cách xã hội chưa đủ mạnh.

"Tuy nhiên, nếu việc giãn cách xã hội kéo dài có thể quá khả năng chịu đựng, nhiều người sẽ tìm cách giải tỏa bằng cách vi phạm quy định 5K và khi đó hiệu quả không còn", Giáo sư Nguyễn Anh Trí phân tích và cho rằng, việc Hà Nội quyết định thay đổi, cải cách cách thức giãn cách lúc này là phù hợp.

Thay vì giãn cách toàn Thành phố, sẽ giãn cách theo vùng (vùng đỏ, vùng da cam, vùng xanh). Cụ thể, đối với những khu vực "vùng xanh" được xác định đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, cần có phương án phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từ từ nới lỏng một số hoạt động, cho người dân tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, sinh hoạt, trên cơ sở thực hiện quy định 5K và tuân thủ nghiêm ngặt phương án phòng, chống dịch bệnh đã được phê duyệt. Còn đối với "vùng đỏ", "vùng da cam", cần siết chặt kiểm soát, thậm chí với những khu vực có nguy cơ cao sẽ áp dụng phong tỏa.

Bên cạnh đó, theo Giáo sư Nguyễn Anh Trí, để ngăn chặn được dịch bắt buộc Hà Nội phải thực hiện việc tiêm vắc xin nhanh nhất, mạnh nhất, đầy đủ và kịp thời nhất. Toàn thành phố Hà Nội hiện chỉ cần 14-16 triệu liều vắc xin. Phải ưu tiên tiêm vắc xin tại Hà Nội ngay.

undefined
Hà Nội sẽ thực hiện việc tiêm vắc xin nhanh nhất, mạnh nhất, đầy đủ và kịp thời nhất. (Ảnh: Hữu Duyên)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho rằng, vấn đề nới lỏng hay tiếp tục thực hiện giãn cách và tiếp tục giãn cách ra sao tại Hà Nội không chỉ căn cứ vào số ca bệnh mà phải đánh giá nguy cơ bên trong, bên ngoài (các địa phương khác) và chắc chắn là kiểm soát được dịch khi dừng giãn cách. Trong điều kiện đảm bảo được việc dừng giãn cách, Thành phố cần tiến hành nới lỏng từ từ, nới lỏng theo khu vực, theo địa bàn.

"Nếu Hà Nội nới lỏng giãn cách thì đối với những vùng nguy cơ cao vẫn phải tiếp tục thực hiện giãn cách, thậm chí phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn như phong tỏa. Thành phố nên thực hiện nới lỏng theo từng hoạt động dựa trên đánh giá nguy cơ, thay vì áp dụng cho toàn Thành phố", Phó Giáo sư Nguyễn Đắc Phu bày tỏ.

Theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội, mặc dù, hiện các ổ dịch của Hà Nội đã phong tỏa chặt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng không đi xét nghiệm, khi phát hiện thì đã mắc được nhiều ngày nên nguy cơ lây nhiễm cao. "Vì vậy, trong đợt nghỉ lễ 2/9, người dân nên tuyệt đối tuân thủ giãn cách xã hội, không vì ngày nghỉ lễ để lấy lý do đi lại, gặp gỡ, tụ tập đông người thì rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến thành quả chống dịch toàn Thành phố", ông Khổng Minh Tuấn khuyến cáo.

undefined
Tăng cường siết chặt kiểm soát đối với "vùng đỏ", "vùng da cam". (Ảnh: Hữu Duyên)

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế và ghi nhận các ý kiến của nhân dân bày tỏ thông qua mạng xã hội, có thể thấy trong đợt bùng phát dịch thứ tư, nguy cơ của Hà Nội rất lớn nhưng nhờ lựa chọn biện pháp đúng, trúng, kịp thời, nhất là quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố từ ngày 24/7, tổ chức xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm, đến nay có thể khẳng định, Hà Nội đang tranh thủ được thời cơ "thời gian vàng" để kiểm soát dịch.

Việc thực hiện giãn cách xã hội có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành của mọi người dân và tổ chức, doanh nghiệp… Với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, kiên cường, quyết liệt, năng động, sáng tạo, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội, Hà Nội và cả nước sẽ sớm vượt qua khó khăn, thách thức trước đại dịch Covid-19.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Xem thêm
Phiên bản di động