--> -->

Hà Nội sẽ không thiếu hàng hoá trong bất kỳ tình huống nào

Trước tình hình dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30-50% trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu).
530 tấn hàng hóa được bà con Hà Tĩnh hỗ trợ nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội: Chợ, siêu thị đầy ắp hàng hóa, giá cả ổn định Hà Nội: Hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô tích trữ thực phẩm

Tăng nguồn cung ứng hàng hóa lên gấp 3 lần

Cùng với việc chuẩn bị nguồn cung hàng hóa tăng lên từ 30-50%, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Hà Nội sẽ không thiếu hàng hoá trong bất kỳ tình huống nào
Hà Nội tăng nguồn cung hàng hóa gấp 3 lần, sẵn sàng phục vụ người dân

Trước đó, vào tối ngày 18/7, ngay sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trên địa bàn Thành phố có hiện tượng sức mua các hàng hóa thực phẩm tươi sống tăng lên tại các hệ thống phân phối từ 1,5-3 lần so với bình thường.

Nhờ có có sự chuẩn bị sẵn sàng về hàng hóa, nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống đầu cơ, găm hàng, tích trữ, tăng giá của các lực lượng chức năng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên đến sáng 19/7, hoạt động mua sắm trở lại bình thường, hàng hóa dồi dào, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân dân.

Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương và phương án của Thành phố trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong các tình huống dịch bệnh Covid- 19 xảy ra.

Trong đó, đối với Sở Công Thương Hà Nội, Thành phố yêu cầu thường xuyên rà soát, cập nhật các phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

Cùng với đó, Sở Công Thương tập trung chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,…

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm; phối hợp với các lực lượng chức năng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.

Sở Công Thương chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị lập danh sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội, gửi Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện, ưu tiên trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân luồng giao thông để kịp thời vận chuyển, cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và báo cáo Bộ Giao thông vận tải cấp phép vận chuyển theo “luồng xanh” đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc; phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá,… kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết, người tiêu dùng yên tâm mua sắm

Bên cạnh việc chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa, thực phẩm thiết yếu, Thành phố cũng yêu cầu Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thổi giá đối với các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch và hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân; hướng dẫn việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của các xe vận chuyển khi tập kết hàng hóa tại các kho hàng lưu động bố trí tại trường học, nhà văn hóa,… trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; phối hợp với chính quyền địa phương phân luồng hàng hóa về các khu dân cư, chợ dân sinh,…

Hà Nội sẽ không thiếu hàng hoá trong bất kỳ tình huống nào
Hàng hóa dồi dào, người dân không nên tích trữ thực phẩm

Song song đó, yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, siêu thị tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,… bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Các hệ thống phân phối, siêu thị đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh gửi Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố để được tạo điều kiện, ưu tiên trong việc hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát, phân luồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các điểm bán với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Theo thông tin từ Sở Công Thương, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 Trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa,… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát, bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận, huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một số khó khăn, song trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng Thương mại điện tử, bán hàng online trực tuyến (Grab, Now, Baemin, GoFood…). Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh. Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?

Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?

Sáng 25/7, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”.
“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

Không chỉ xây dựng thành công các trang trại bò sữa ở những vùng đất không thuận lợi, triết lý “mở khóa tự nhiên”, Vinamilk biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế “xanh”, tạo vòng tuần hoàn gắn kết giá trị cộng đồng phát triển bền vững.
Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn đang mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội. Với đặc thù là đô thị đặc biệt có vùng ngoại thành rộng lớn, Hà Nội đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ khi kết hợp phát triển nông nghiệp với tư duy tuần hoàn, thân thiện môi trường.
Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 25 không chỉ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, mà còn là bước đi cụ thể hoá Luật Thủ đô trong việc khai thác giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế. Câu chuyện bảo tồn không còn là để thưởng lãm mà đang dần trở thành nền tảng tạo sinh kế, gia tăng giá trị bản địa và lan tỏa bản sắc văn hóa đến cộng đồng.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Giá vàng thế giới sụt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư ồ ạt chốt lời. Trong nước, vàng nhẫn và vàng miếng cũng đang giảm mạnh.
Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Hôm nay (25/7), giá dầu thế giới tăng do thị trường lạc quan với tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ và sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến trong lượng tồn kho dầu thô tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,33 USD/thùng, tăng 1,23%, giá dầu WTI ở mốc 66,17 USD/thùng, tăng 1,43%.
Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành kết luận thanh tra đối với Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực chi nhánh Đà Nẵng, chỉ ra những mặt tích cực cũng như tồn tại hạn chế, qua đó yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng thực hiện khắc phục tồn tại, hạn chế.
Xem thêm
Phiên bản di động