Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu 90-90-90
Hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT | |
Xét nghiệm HIV thuận tiện nhưng người dân vẫn thiếu chủ động |
Hà Nội đứng thứ 2 toàn quốc có số người nhiễm HIV/AIDS
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, nửa đầu năm 2018, Hà Nội có gần 20.000 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, đứng thứ 2 toàn quốc, chiếm khoảng 10% tổng số người nhiễm HIV/AIDS cả nước, số lũy tích tử vong là gần 6.000 người. Tất cả các quận, huyện của Thành phố Hà Nội đều có nhiều người nhiễm HIV, 554/584 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV, chiếm 94,9%.
Đa số người nhiễm HIV được phát hiện trong độ tuổi trẻ, số người nhiễm HIV từ 25-49 tuổi, chiếm 70%. Tỷ lệ nam giới nhiễm HIV mới được phát hiện là 70,6%, cao gấp 2,4 lần nữ giới (29,4%). Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường máu, đường tình dục, đường mẹ con mới phát hiện trong 4 tháng đầu năm lần lượt là 36,9%; 63,1% và 0%. Khó khăn nhất hiện nay là tình trạng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục gia tăng mạnh, cộng thêm tính chất di biến động dân cư của Thủ đô làm cho dịch khó kiểm soát và khó phát hiện.
TS. Ali Safarnejad của tổ chức UNAIDS Việt Nam phát biểu tại hội nghị. |
Ngày 18/6/2018, UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2020. Trong giai đoạn 2018 – 2020, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố tập trung tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV mới trong cộng đồng; tiếp cận tìm kiếm ca bệnh cũ, bệnh nhân bỏ trị, mất dấu để kết nối điều trị; mở rộng điều trị, điều trị sớm, tăng cường duy trì điều trị, giảm bỏ trị, đảm bảo tính bền vững của chương trình; tăng cường hệ thống quản lý số liệu và báo cáo.
Song, tính đến hết năm 2017, kết quả thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90 của Hà Nội còn thấp, chỉ đạt 67,8% số người nhiễm HIV còn sống biết tình trạng nhiễm HIV của mình; trên 53% người nhiễm HIV được điều trị ARV. Tình trạng kỳ thị với HIV vẫn còn, đây là rào cản chính làm người có nguy cơ và người lây nhiễm HIV không muốn tiếp cận dịch vụ điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV, dẫn tới việc xét nghiệm phát hiện và đưa người nhiễm HIV vào điều trị ARV gặp nhiều khó khăn, tại cộng đồng còn khoảng 10.000 người nhiễm HIV chưa được điều trị ARV.
Hà Nội cần tập trung cao độ với các chương trình can thiệp dự phòng
Để khắc phục những tồn tại trên và hoàn thành mục tiêu 90 – 90 – 90, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều phối của cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, mở rộng, củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh truyền thông có trọng điểm nhằm thông tin giáo dục tuyên truyền, tập trung việc dân biết, dân bàn, dân chủ động tham gia các hoạt động thực hiện mục tiêu.
Bên cạnh các hoạt động can thiệp giảm tác hại, các giải pháp kỹ thuật, tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV mới trong cộng đồng; tiếp cận tìm kiếm ca bệnh cũ trong cộng đồng để kết nối điều trị; tăng cường khả năng tiếp cận sớm với điều trị và duy trì bệnh nhân trong điều trị; đảm bảo 100% người nhiễm HIV có bảo hiểm y tế và thực hiện khám chữa bệnh cho bệnh nhân HIV thông qua bảo hiểm y tế…
Chia sẻ tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90 của Thành phố Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng kế hoạch đề ra, Hà Nội cần tập trung cao độ với các chương trình can thiệp dự phòng cho các nhóm nghiện chích ma túy, nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm đồng giới nam; đảm bảo 100% người nhiễm HIV được điều trị; mở rộng hơn nữa các mô hình xét nghiệm, khuyến khích việc tự xét nghiệm; tăng cường đầu tư các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS.
TS. Ali Safarnejad của tổ chức UNAIDS Việt Nam bày tỏ tin tưởng rằng, với những cam kết vững chắc và chỉ đạo mạnh mẽ, với những kinh nghiệm và thành tựu đã giành được từ cuộc chiến với HIV, với sự hỗ trợ to lớn từ các đối tác phát triển, Hà Nội nhất định sẽ thành công trong nỗ lực thực hiện mục tiêu 90-90-90, dồn tổng lực tiến tới chấm dứt dịch AIDS.
Ông Ali Safarnejad nhấn mạnh: “Chung sức cùng nhau, chúng ta sẽ cứu được nhiều hơn nữa sinh mạng của người dân. Chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt dịch AIDS, để dịch bệnh này không còn là mối nguy hại cho sức khỏe của nhân dân, và chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030”.
Thúy Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51