--> -->

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

“Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
Hà Nội: Quyết liệt hơn nữa với những công trình nhà siêu mỏng, siêu méo Công trình siêu mỏng, siêu méo: Hạn chế tối đa phát sinh mới Nhà "siêu mỏng" dưới 15 m2 sẽ bị thu hồi

Những hình ảnh gây mất mỹ quan đô thị

Dự án xây dựng đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội có chiều dài 1,9 km, mặt cắt ngang 30m với 4 làn đường. Tổng mức đầu tư cho tuyến đường dài gần 2km này là 500 tỷ đồng, trong đó có 100 tỷ đồng dành cho xây dựng, số còn lại chủ yếu dành cho đền bù, giải phóng mặt bằng và một số hạng mục liên quan.

Sau khi tiến hành giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường nối tiếp đường phía đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh thì ngôi nhà ông Phan Trọng Khánh chỉ còn lại 15m2. Do không được bố trí nhà tái định cư nên cả nhà ông Khánh đều phải cố gắng sinh sống, xoay xở trong ngôi nhà nhỏ hẹp, tạm bợ.

Theo ông Phạm Trọng Khanh, số 219 ngõ 141 Giáp Nhị, Hoàng Mai, ngôi nhà trước đây của ông có diện tích hơn 47m2. Sau khi bị giải tỏa để mở đường, căn nhà chỉ còn gần 17 m2 với điểm hẹp nhất chỉ khoảng 50cm, số tiền đền bù cũng chỉ đủ để xây lại căn nhà mới, không thể mua nhà, đất ở nơi khác. Căn nhà có 2 tầng, tầng 1 chỉ đủ làm nơi nấu ăn, bộ bàn ghế tiếp khách và cầu thang lên tầng 2. Ở tầng 2 được thiết kế làm nơi để máy giặt, phơi đồ và một phòng ngủ chung của 3 người gồm vợ chồng ông Khánh cùng cậu con trai đang học lớp 10.

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Ngôi nhà của ông Phạm Trọng Khanh chỉ còn gần 17m2 với điểm hẹp nhất chỉ khoảng 50 cm sau khi mở rộng đường.

Thực tế, câu chuyện về những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo không phải là mới diễn ra mà nó đã kéo dài qua nhiều năm. Không khó để bắt gặp dọc một số tuyến đường trên địa bàn Thủ đô như Vũ Trọng Phụng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Minh Khai… sau giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án mở rộng đường đã xuất hiện những ngôi nhà có diện tích chỉ vài mét vuông, hình thù kỳ dị. Điều này gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và trực tiếp tác động đến chất lượng cuộc sống của một số hộ dân.

Để xử lý nhà "siêu mỏng, siêu méo", nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành và đưa ra hàng loạt văn bản, thậm chí giao trách nhiệm cho người đứng đầu ở hệ thống chính quyền cơ sở.

Năm 2016, UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 20/CT-UBND về tăng cường quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc địa bàn Hà Nội, trong đó nêu rõ Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về tình trạng tồn tại hoặc phát sinh thêm các trường hợp nhà, đất “siêu mỏng, siêu méo” trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý.

Tiếp đó, đến năm 2022, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ban hành Kế hoạch 218, trong đó yêu cầu UBND các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh nhà, đất thuộc diện này ở hai bên đường, nhất là với những tuyến phố mới, các dự án mở đường. Thế nhưng, tại nhiều dự án mở đường, tuyến phố mới vẫn xuất hiện những căn nhà, mảnh đất chỉ vài mét vuông, làm mất mỹ quan đô thị...

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù đã có hành lang pháp lý nhưng việc xử lý triệt để tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn chưa đạt được hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu kiên quyết trong quản lý của chính quyền địa phương và các quy định pháp luật còn chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, việc xử lý phần diện tích đất ở nhỏ hẹp còn lại của các hộ gia đình sau giải phóng mặt bằng thực hiện dự án của thành phố Hà Nội đã được đặt ra từ những năm 1990 nhưng nhiều quy định chưa gắn với thực tiễn.

“Chúng ta có những cơ chế khi đã không còn đủ diện tích đất để xây nhà ở thấp tầng thì phải giải quyết tái định cư, tuy nhiên việc thu xếp tái định cư cũng có nhiều vướng mắc do đó thực tế chỉ thu xếp nơi ở mới. Tuy nhiên, nơi ở mới này có mang lại thu nhập cho người dân hay không thì chúng ta cũng chưa tính đến”, ông Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.

Quy định rõ với các thửa đất không đủ điều kiện

Trên thực tế, việc hình thành các thửa đất nhỏ, siêu mỏng siêu méo sau khi mở rộng các tuyến đường là khó tránh khỏi, vấn đề đáng nói ở đây đó là cách xử lý vấn đề của từng địa phương khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau.

Đơn cử như tại dự án đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy (quận Long Biên) chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 10/2024. Để thực hiện dự án, UBND quận Long Biên đã thu hồi đất của 485 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, trong đó 25 hộ gia đình có diện tích đất còn lại nhỏ hơn 15m2. Toàn bộ diện tích này đã được đánh dấu, quây tôn, chờ phương án xử lý. Trong trường hợp không hợp thửa, hợp khối, UBND quận sẽ đưa vào diện thu hồi, lập phương án quản lý và khai thác, trong đó ưu tiên phục vụ cho mục đích công cộng như xây dựng vườn hoa, tiểu cảnh, khu vui chơi.

Tương tự, các tuyến đường như Nguyễn Văn Huyên kéo dài, Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, rồi đường Lê Trực… các thửa đất nhỏ này đều được tạm quây tôn, không để phát sinh các công trình “méo mó” sau đó mới triển khai dần các phương án thích hợp.

Thực tế cho thấy, sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền từng địa phương chính là “công cụ” hiệu quả nhất để sớm ngăn chặn các công trình nhà siêu mỏng, siêu méo.

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
“Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường.

Được biết, nhằm tăng cường thêm một bước ngăn chặn các công trình nhà ở siêu mỏng, siêu méo sau khi mở rộng đường, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND (ngày 27/9/2024) quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND nêu rõ các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại, đối với đất ở là thửa đất sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15 m², kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3 m; thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa…

Quyết định cũng nêu rõ việc hợp thửa đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại. Theo đó, trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất do không đủ điều kiện để cho phép hợp thửa đất hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu, không thực hiện được thỏa thuận hợp thửa đất, UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý theo quy định của pháp luật. Những thửa đất không đủ điều kiện tồn tại sẽ bị thu hồi để bảo đảm việc sử dụng đất hiệu quả, phù hợp quy hoạch và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Theo Quyết định 61, nếu người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp, UBND cấp huyện sẽ hướng dẫn hợp thửa đất với các mảnh đất lân cận hoặc thực hiện việc chuyển nhượng. Đối với trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng đủ điều kiện cấp, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục. Thời gian hoàn thành việc hợp thửa đất là 180 ngày cho đất phi nông nghiệp và 90 ngày cho đất nông nghiệp, tính từ thời điểm có thông báo thu hồi đất.

Đây được coi là hành lang pháp lý quan trọng trong xác định, xử lý các trường hợp đất nhỏ, lẻ, không đủ điều kiện tồn tại sau giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô về tình trạng lấn chiếm hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ, TP Hà Nội), ngày 17/7/2025, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có văn bản chỉ đạo UBND phường Tây Mỗ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo quy định pháp luật và báo cáo kết quả trước ngày 25/7/2025.
Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ, Hà Nội khi nói về các công trình vi phạm lấn khu vực hồ Cầu Cốc, dù trước đó UBND phường đã ra thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 11/7/2025.
TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

Di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch là một trong những chương trình trọng điểm về phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay tiến độ thực hiện chương trình nói trên đang gặp nhiều khó khăn và là thách thức vô cùng lớn đối với sự phát triển bền vững của TP.HCM.
Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sáng 11/7, phường Kim Liên tổ chức Lễ ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đánh dấu cam kết mạnh mẽ của phường trong việc kiến tạo môi trường sống kỷ cương, văn minh và xanh, sạch, đẹp, chào mừng thành lập phường Kim Liên và Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

Ngày 10/7, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an thông tin về kết quả 6 tháng đầu năm 2025 của lực lượng CSGT. Đáng chú ý có đến 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 424.077 phương tiện các loại.
Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Trước tình trạng hệ thống ao hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội bị lấn chiếm, san lấp thời gian qua, ngày 20/3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-UBND về “phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP Hà Nội”. Trong số này có hồ Cầu Cốc thuộc phường Tây Mỗ.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò (Nghệ An) vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Vụ hỏa hoạn khiến 8 người chết, hiện các lực lượng chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.
Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Sau 112 dự án vừa được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng (GPXD), theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM, vào ngày 15/7 tới, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục công bố đợt 2 các dự án và khu vực được miễn GPXD.
Xem thêm
Phiên bản di động