-->

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Nhiều quy định nghiêm ngặt

Trước tâm lý hoang mang của người dân, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và kết cấu công trình cho rằng người dân không nên hoang mang, lo lắng quá nhiều, bởi Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về việc chống chịu động đất cho các công trình xây dựng.

Theo KTS Chu Khánh Toàn, Công ty Tư vấn thiết kế Việt Nam, đối với các công trình chung cư tại Việt Nam, thiết kế chống động đất là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng, đặc biệt trong các khu vực địa chất không ổn định. Và về mặt luật pháp, đơn vị thiết kế các tòa nhà này phải có đủ năng lực khi thiết kế để tuân thủ quy chuẩn đã quy định.

Cụ thể, điều 91 của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) hay tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9386:2012 và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2022/BXD đều đưa ra các quy định, tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất kể cả việc đánh giá nguy cơ động đất, tính toán tải trọng động đất và thiết kế cấu trúc phù hợp để chống chịu các tác động của động đất.

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về việc chống chịu động đất cho các công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, nhà chung cư còn được áp dụng quy chuẩn Việt Nam 02:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựn an toàn chống động đất. Các tiêu chuẩn này yêu cầu đánh giá nguy cơ, tính toán tải trọng động đất, và thiết kế kết cấu phù hợp.

“Theo quy định, vùng động đất tại nước ta được phân loại theo 3 mức độ: Động đất mạnh, yếu và rất yếu. Tùy thuộc vào mức độ nguy cơ động đất tại từng khu vực, các yêu cầu về kháng chấn sẽ được điều chỉnh tương ứng. Ví dụ, ở khu vực có động đất mạnh, công trình phải được thiết kế với khả năng kháng chấn cao hơn so với khu vực có động đất yếu hoặc rất yếu”, KTS Chu Khánh Toàn chia sẻ.

Tuy nhiên, KTS Chu Khánh Toàn cũng cho rằng, thực tế cũng cho thấy không phải công trình nào cũng đảm bảo chất lượng như cam kết. Một số tòa nhà cũ hoặc xây dựng kém chất lượng có thể gặp nguy cơ xuống cấp, gây mất an toàn.

Hiểu rõ, để giảm thiểu rủi ro

Theo GS Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Các Khoa học Trái Đất, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khu vực Myanmar nằm ở ranh giới kiến tạo mảng Ấn Độ, Âu - Á, Sunda, nên có các trận động đất rất mạnh. Trong khoảng 100 năm gần đây, khu vực này đã xảy ra 6 trận động đất lớn hơn 7; cao nhất là trận năm 1912 có độ lớn đến 7,8. Nhìn chung các trận động đất ở xa ảnh hướng yếu đến Việt Nam.

Tại Việt Nam, để phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai do động đất, sóng thần, nước ta đã xây dựng bản đồ đánh giá nguy hiểm về động đất và một số kịch bản về sóng thần. Nhờ vào bản đồ này, chúng ta có thể biết được thời điểm động đất lặp lại trong 1.000 năm, 500 năm và 20 năm. Hay nói cách khác, các nhà khoa học có thể dự báo được động đất tại Việt Nam.

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất
Để phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai do động đất, sóng thần, nước ta đã xây dựng bản đồ đánh giá nguy hiểm về động đất và một số kịch bản về sóng thần. Tuy nhiên, bản đồ này vẫn chưa được cập nhật số liệu gần đây.

Tuy nhiên, để xây dựng các bản đồ trên, ngoài số liệu về động đất, các nhà khoa học phải nghiên cứu về đứt gãy, khảo sát địa chấn, địa chất kiến tạo, tính toán lại các thông số và diễn giải dễ hiểu để người dùng sử dụng thuận tiện. Theo thông lệ các nước trên thế giới, khoảng 5-10 năm, số liệu sẽ được cập nhật một lần. Bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất của Việt Nam trong khoảng 10-20 năm gần đây chưa được cập nhật số liệu.

Từ thực tế trên nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết cập nhật bổ sung các số liệu những năm gần đây để từ đó xây dựng những kịch bản đánh giá nguy hiểm nhằm phục vụ cho việc kháng chấn của công trình xây dựng. Bên cạnh đó cũng cần thiết lập một số thiết bị quan trắc ở các nhà cao tầng để đánh giá định lượng mức độ rung lắc do các trận động đất gây ra.

Được biết, ngay sau sự cố nứt tường, bong tróc nền tại hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt, (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh), Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu báo cáo, đồng thời, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu rà soát lại toàn bộ các chung cư trên địa bàn liên quan đến phòng, chống động đất.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

Ngày 1/4, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công nhân "đầu trần, chân dép" trên công trình trọng điểm huyện Gia Lâm

Công nhân "đầu trần, chân dép" trên công trình trọng điểm huyện Gia Lâm

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công viên, vườn hoa, hồ nước phía trước trụ sở Huyện ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Hà Nội được coi là dự án trọng điểm của huyện. Hiện đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ đưa dự án sớm được bàn giao như dự kiến. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhiều lao động tại công trường đã không đảm bảo trang phục, mũ bảo hộ theo quy định, xung quanh công trường không có rào chắn ngăn cách với bên ngoài…
Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có 5 quyết định giao đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án.
TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

Sau 1 năm thực hiện việc quản lý, thu phí các hoạt động sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ thu được số tiền 7 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM - địa bàn sầm uất các hoạt động kinh doanh, buôn bán, thương mại.
Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Nhằm đẩy nhanh dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục và đảm bảo trật tự đô thị, UBND quận Ba Đình sẽ thực hiện biện pháp mạnh với các trường hợp không chấp hành giải phóng mặt bằng.
Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

UBND quận Ba Đình cho biết đang phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên thông qua cuộc thi kiến trúc quốc tế AIAC 2025 với chủ đề "Reconstruction of LongBien market".
Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5

Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5

Vừa qua, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 139/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về 4 đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam, quận Đống Đa.
Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

Đã có rất nhiều sự cố từ nhỏ đến lớn với xe 3, 4 bánh tự chế trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù đã bị cấm lưu hành từ lâu, song do thiếu giám sát và chế tài xử lý chưa nghiêm nên dù sau nhiều đợt ra quân xử lý của lực lượng chức năng, những chiếc xe tự chế vẫn đang là “hung thần” đường phố.
Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào

Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào

Sau hơn 2 năm thực hiện chủ trương “mở cửa”, hàng rào Công viên Thống Nhất khu vực đường Lê Duẩn đang được quận Hai Bà Trưng tiến hành tháo dỡ, đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè phố Lê Duẩn. Từ thành công của “hàng rào mềm” dọc đường Trần Nhân Tông, nhiều ý kiến cho rằng việc tháo dỡ hàng rào là cần thiết, tuy nhiên cũng cần có nhưng “phương án phụ” để vừa hài hoà được cảnh quan, vừa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi

Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh đất nông nghiệp biến thành kho bãi và thông tin phản ánh lấn đất, đe dọa "xử" người nhà cán bộ...
Xem thêm
Phiên bản di động