--> -->

Hà Nội: Phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn

Thành phố Hà Nội xác định phát triển công nghiệp văn hóa là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, triển khai mô hình y học gia đình Lãnh đạo thành phố Hà Nội động viên tân binh lên đường nhập ngũ Cập nhật thông tin từng ngày để phụ huynh và học sinh yên tâm

Ngày 22/2, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Nghị quyết nêu rõ 6 quan điểm, 1 mục tiêu chung và 3 mục tiêu cụ thể tương ứng với 3 mốc thời gian như trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045.

undefined
Phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội

Theo đó, Thành ủy Hà Nội xác định sẽ tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cáo; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Điện ảnh; Thời trang; Ẩm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản… phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ thể.

Đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoàn thành rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa vào Quy hoạch Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, ưu tiên bố trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống chỉ tiêu thống kê, triển khai số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu số đảm bảo cho phát triển công nghiệp văn hóa có tính liên thông và chuyên nghiệp; đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội; đầu tư, tôn tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, các di tích quốc gia, di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long…; giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, "Thành phố Vì hòa bình", "Thành phố Sáng tạo". Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.

Đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội nằm trong nhóm các Thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các thành phố trong khu vực; là "Thành phố sáng tạo" có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa tăng dần qua từng năm, phấn đấu đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố.

Đến năm 2045, công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; trở thành "Thành phố sáng tạo" của khu vực châu Á, Thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới. Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của Thành phố.

Nghị quyết nêu rõ, phát triển công nghiệp văn hóa được đặt trong tổng thể và dựa trên nền tảng phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây là điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô.

Phát triển công nghiệp văn hóa là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.

Phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.

Phát triển công nghiệp văn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội trên tinh thần "đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững"; đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong định hướng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò động lực, là chủ thể sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và nhân dân…

Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đáng chú ý, Hà Nội sẽ xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển bền vững các không gian sáng tạo trở thành "hệ sinh thái sáng tạo"; khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị…

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển, lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và công nghiệp văn hóa có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ ngang tầm nhiệm vụ; thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; hỗ trợ trao truyền tri thức, kỹ năng, bí quyết; tạo lập môi trường nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, nhà trường gắn với thúc đẩy giáo dục mở, xây dựng nhà trường sáng tạo, hình thành thế hệ công dân sáng tạo - công dân toàn cầu.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố Sáng tạo" của UNESCO với hàng loạt các biện pháp cụ thể như: Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; triển khai dự án chuỗi chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội; tổ chức tuần Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ...

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Trong khuôn khổ chuyến du đấu tiền mùa giải 2025/26, Arsenal có màn khởi động ấn tượng khi vượt qua AC Milan với tỷ số 1-0 trong trận giao hữu diễn ra tại sân vận động Quốc gia Singapore. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Bukayo Saka - ngôi sao vừa trở lại sau kỳ nghỉ hè, đánh dấu ngày tái xuất đầy ấn tượng của tiền vệ người Anh.

Tin khác

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Xem thêm
Phiên bản di động