-->

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Hiệu suất ứng dụng công nghệ số còn thấp

Đánh giá về mức độ ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp ở Hà Nội thời gian qua, tại tọa đàm “Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội”, các ý kiến đưa ra cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Thủ đô đã thể hiện quan tâm đến việc chuyển đổi số, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ số vào hoạt động và đạt được hiệu quả cụ thể. Tuy nhiên, xét mức độ chung, tỉ lệ doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số vẫn còn thấp, chủ yếu trong những nghiệp vụ cụ thể, chưa thực hiện đồng đều và toàn diện.

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, một trong những bộ phận ứng dụng công nghệ số đi đầu tại các doanh nghiệp đó là bộ phận kế toán, đây là bộ phận có sự thích ứng và chuyển đổi số nhanh nhất tại các doanh nghiệp của Hà Nội, với số liệu đưa ra cho thấy đã có hơn 40% các doanh nghiệp sử dụng công nghệ số trong lĩnh vực kế toán ở mức độ cao và thường xuyên.

Ở chiều ngược lại, đối với lĩnh vực quản lý vận tải, hàng hóa tại các doanh nghiệp, tỉ lệ ứng dụng công nghệ số lại ở mức rất thấp. Số liệu đưa ra tại hội thảo cho thấy, có đến 64% doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý vận tải và hàng hóa mới chỉ sử dụng phần mềm số ở mức rất ít hoặc hiếm sử dụng. Trong khi đó, có đến hơn 40% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện không hoặc rất ít sử dụng phần mềm số trong các hoạt động quản lý nhân sự, kho hàng, khách hàng…

Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội nêu thực trạng, hiện các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số còn phân mảnh, quản lý từng chức năng hoạt động riêng lẻ, thiếu tính kết nối và đồng bộ giữa các phần mềm hoặc quy trình liên quan, chưa đồng bộ trong toàn hệ thống. Trong đó, nổi bật phải kể đến là một số lĩnh vực như quản lý kho hàng, khách hàng, nhân sự… Ngoài ra, nguồn lực tài chính để các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số cũng là một vấn đề, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội đã có nhận thức về chuyển đổi số, nhưng quá trình chuyển đổi số còn rất thấp và chưa đạt như kỳ vọng. Hiện có đến 45% doanh nghiệp đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế; 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Trong khi đó, 35.75% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số, nhưng hiện tại không còn sử dụng, 39.45% doanh nghiệp đã số hóa dữ liệu, quy trình…”, bà Trịnh Thị Ngân nói.

Cũng theo Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Trịnh Thị Ngân, nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội đã đặt mục tiêu trở thành một trong năm địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025.

“Để đạt được điều này, Thành phố đã triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong đó, đảm bảo 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn của thành phố Hà Nội nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đến năm 2025”, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho hay.

Nâng cao hiệu suất quản trị cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Trước những khó khăn và hạn chế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô trong việc chuyển đổi số, nhiều chuyên gia đã đưa ra những giải pháp, kỹ năng nhằm hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, thay đổi nhận thức, cách vận hành và mô hình kinh doanh tại các doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệu suất chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý vận tải, hàng hóa. (Ảnh minh họa)

Ông Lê Tự Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội cho biết, chuyển đổi số không chỉ tạo ra cơ hội kết nối mạng lưới, rút ngắn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị và tối ưu hóa năng suất nhân viên, mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo ông Lực, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp cần nắm bắt và sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động, tăng cường hiệu quả và tạo giá trị cho khách hàng.

“Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội đã tận dụng nguồn lực tài chính để hỗ trợ khoảng 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số. Hỗ trợ này bao gồm việc cung cấp tài liệu hướng dẫn, đào tạo kiến thức, tư vấn, cung cấp các nền tảng số hóa và hỗ trợ tài chính cho việc mua hoặc thuê các giải pháp chuyển đổi số. Thành phố cũng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và hóa đơn điện tử. Đây là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay”, ông Lê Tự Lực nhấn mạnh.

Đưa ra giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố cho rằng, cần hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số thông qua các biện pháp và chương trình như khoản vay ưu đãi. Cụ thể, Chính phủ có thể cung cấp chương trình cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đầu tư vào công nghệ số. Bên cạnh đó, hỗ trợ tài chính có thể thực hiện qua chính sách thuế ưu đãi, như miễn thuế hoặc giảm thuế đối với các hoạt động và đầu tư liên quan đến chuyển đổi số. Điều này giúp giảm áp lực tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với thành phố Hà Nội, để đẩy mạnh chuyển đổi số và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, UBND Thành phố cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như thúc đẩy phát triển môi trường thể chế và pháp lý, ban hành các quy định hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động chuyển đổi số. Đồng thời, xây dựng và công bố quy hoạch về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời, phát hành các quy chuẩn để trao đổi thông tin giữa các cơ quan và đơn vị, nhằm đảm bảo sự liên kết và đồng bộ trong việc đầu tư và phát triển hạ tầng chuyển đổi số.

UBND thành phố Hà Nội cần hỗ trợ và đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này có thể bao gồm việc hình thành và tổ chức mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo và tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển gói hỗ trợ chuyển đổi số, bao gồm hướng dẫn và giải pháp công nghệ cho các nhóm đối tượng khác nhau, tùy theo quy mô, giai đoạn phát triển kinh doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”

Thảo luận, cho ý kiến tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự băn khoăn trước vấn nạn an toàn vệ sinh thực phẩm và vụ việc gần 600 loại sữa giả, đồng thời yêu cầu làm rõ đơn vị quản lý để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Mùa cây “thay áo”

Mùa cây “thay áo”

Hà Nội đang bước vào mùa cây thay lá. Nhiều người bạn của tôi cùng nhận ra, những mảng sắc màu đa sắc của lá trong phút “tàn phai rực rỡ” biến chuyển khiến phố Hà thành như một bức tranh của Levitan. Nhưng với tôi, vũ điệu của lá khi trút xuống mang vẻ đẹp huyền ảo riêng có.
Giá vàng tăng vụt lên 120 triệu đồng/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng tăng vụt lên 120 triệu đồng/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng vào sáng nay (17/4). Người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Nhiều người lo ngại giá vàng sẽ còn tăng nên quyết định tích trữ vàng, trong khi một số người lại chờ đợi thời cơ để bán ra chốt lời.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá

Quá trình làm việc, phát hiện tài xế xe tải có biểu hiện sử dụng chất kích thích, Cảnh sát giao thông đã tiến hành test nhanh ma túy và ghi nhận lái xe kết quả dương tính. Tổ công tác cũng phát hiện một số dụng cụ sử dụng ma túy được tài xế giấu trên xe.

Tin khác

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động