Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ
Chủ động phòng chống cháy nổ tại nơi thờ tự dịp cuối năm Tăng cường tuyên truyền phòng ngừa hỏa hoạn dịp cuối năm Kịp thời cứu 8 người trong vụ cháy tiệm bánh kem ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh |
Tài liệu kỹ thuật này hướng dẫn giải pháp kỹ thuật cấp thiết để tăng cường ngay một số điều kiện an toàn cháy so với hiện trạng của nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ mà không có khả năng tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn phòng cháy cho nhà và công trình tại thời điểm đưa vào sử dụng, trước tháng 6/2024.
Các nhóm tăng cường được đề cập chỉ áp dụng cho nhà hiện hữu dùng làm nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ có lối đi, cầu thang chung, có phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung và nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ. Không áp dụng tài liệu này đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp các loại hình kinh doanh dịch vụ khác có tính nguy hiểm cháy cao ví dụ kinh doanh có sử dụng hoặc tồn trữ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất nguy hiểm cháy nổ, mút xốp, nhựa các loại và các chất cháy tương tự …
![]() |
Thời gian qua công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc tăng cường các điều kiện an toàn cháy với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm thuê trọ được thành phố Hà Nội hết sức chú trọng. |
Đối với các công trình thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 63a Luật PCCC sửa đổi năm 2013 thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ hiện hữu chưa thể thực hiện đầy đủ thì cần xây dựng kế hoạch tổ chức khắc phục các tồn tại về an toàn phòng cháy theo quy định. Trước mắt có thể tham khảo thực hiện ngay một số nhóm có tính chất điển hình nhằm tăng cường về thoát nạn, ngăn chặn cháy lan và trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ theo 5 nguyên tắc chính.
Trước hết, đó là thực hiện các giải pháp phòng cháy: Đảm bảo an toàn sử dụng điện, hạn chế và quản lý chặt các nguồn gây cháy…
Thứ hai, tăng cường giải pháp thoát nạn: Nhà, tầng nhà cần có ít nhất 01 đường thoát nạn an toàn cho người và có các lối ra khẩn cấp, sao cho khi trong nhà xảy ra cháy ở khu vực bất kỳ, thì người trong nhà đều thoát hết được ra ngoài.
Thứ ba, ngăn chặn cháy lan và ngăn chặn khói xâm nhập vào các khu vực gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là các phòng ngủ; không bố trí tầng nhà, phần nhà để ở và các gian phòng ngủ xen kẽ với các khu vực có công năng khác; thực hiện các biện pháp để cô lập các khu vực nguy hiểm cháy như khu vực để xe, khu vực có tập kết hoặc sử dụng các chất nguy hiểm cháy, ví dụ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất nguy hiểm cháy nổ, mút xốp, nhựa các loại và các chất cháy tương tự…) sao cho nếu có cháy xảy ra thì, trong một khoảng thời gian nhất định, lửa không lan ra khỏi khu vực này và khói không từ khu vực này xâm nhập vào khu vực ở, trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng hoặc ngăn cản người sử dụng di chuyển qua đường thoát nạn để đến các lối ra thoát nạn.
Thứ tư, có giải pháp cảnh báo cháy sớm: Lắp đặt các hệ thống báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy cục bộ để có thể phát hiện và báo động cháy ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng thời gian thoát nạn cho người.
Cuối cùng, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, dụng cụ phá dỡ thô sơ và trang thiết bị bảo vệ cá nhân: Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy tự động dạng cục bộ, mặt nạ lọc độc… Nếu có thể nên trang bị hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy mô và tính chất sử dụng của nhà.
Đặc biệt, tài liệu hướng dẫn nêu rõ: “Khu vực lánh nạn tạm thời luôn cần được bố trí, đặc biệt trong trường hợp nhà chỉ có 1 đường thoát nạn ra bên ngoài ở tầng 1 và không có giải pháp ngăn cách đường thoát nạn đó với khu vực sản xuất, kinh doanh. Một số khu vực được coi là khu vực lánh nạn tạm thời: mái hoặc sân thượng thoáng, khi đó cần bảo đảm khu vực này thông thoáng và được ngăn cháy với khu vực tầng dưới của nhà, không được bố trí đồ đạc, hàng hóa, vật dụng dễ cháy. Có thể bố trí khu vực lánh nạn tạm thời ở các ban công, lô gia nếu được cấu tạo phù hợp”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm thi THPT

Chưa sử dụng mã tỉnh mới để tra cứu điểm thi THPT

Chuyển đổi số vì sự hài lòng của người bệnh

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Chánh Thanh tra Cơ yếu có quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 160 triệu đồng

Kỳ cuối: Quyết tâm gỡ "nút thắt" chuyển đổi số y tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I
Tin khác

Hưng Yên: Cháy lớn tại xưởng tái chế kim loại, 4 người tử vong, 3 người bị thương
Phòng chống cháy nổ 28/06/2025 19:37

Cháy chung cư mini 8 tầng ở Tây Hồ, hàng chục người được hướng dẫn thoát nạn
Phòng chống cháy nổ 20/06/2025 19:16

Tăng cường phòng cháy tại cơ sở và khu dân cư
Phòng chống cháy nổ 19/06/2025 15:55

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ nhà dân tại khu đô thị Văn Phú
Phòng chống cháy nổ 18/06/2025 15:06

Vụ nổ khiến 2 người tử vong ở Khu đô thị Văn Phú: Nghi vấn do nổ pháo phục vụ tổ chức sự kiện
Phòng chống cháy nổ 17/06/2025 20:50

Sau tiếng nổ lớn, ngôi nhà 4 tầng ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt
Phòng chống cháy nổ 17/06/2025 19:29

Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy từ nhà máy đến trường học
Phòng chống cháy nổ 17/06/2025 10:45

Sẵn sàng phản ứng nhanh với "giặc lửa"
Phòng chống cháy nổ 09/06/2025 09:26

Cảnh báo an toàn phòng cháy mùa nắng nóng
Phòng chống cháy nổ 06/06/2025 12:05

Kịp thời cứu 5 trẻ em, 2 người lớn trong vụ cháy tại phố Thái Hà lúc nửa đêm
Phòng chống cháy nổ 06/06/2025 08:52