-->

Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại

Hà Nội - cái nôi của di sản văn hóa, tiêu biểu với các quần thể di tích lịch sử, di vật đa dạng, phong phú, sinh động; hàng nghìn di sản vật thể và phi vật thể. Làm sao để vẻ đẹp di sản ứng dụng được vào đời sống đương đại? Làm gì để gìn giữ di sản văn hóa nghìn năm? Đó là điều mà nhiều người quan tâm.
Tái dựng điện Kính Thiên phải đảm bảo cơ sở khoa học Độc đáo văn hóa lễ hội thả diều Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô

Nhà thiết kế Trần Thanh Tùng - Người sáng lập Hội quán Di sản cho rằng, để sáng tạo dựa vào di sản và bảo tồn di sản thông qua vật phẩm đương đại cần tạo ra tính mới - phù hợp với đời sống đương đại từ tạo hình, không gian, đến chất liệu. Phải có phương pháp thể hiện đa dạng thông điệp biểu hiện chất liệu, trong đó có kích thước, bố cục, tạo hình, màu sắc,…

Được coi là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, khai thác để đưa di sản ứng dụng vào cuộc sống, Hội quán Di sản đều đặn cho ra đời những sản phẩm thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt. Với thông điệp “Đưa di sản tới đương đại” mỗi sản phẩm của Hội quán Di sản đều hướng tới mục tiêu: Khi người dân mang một vật phẩm văn hóa về nhà, tức là họ đang mang theo cả một câu chuyện lịch sử…

Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại
Sản phẩm gốm Bát Tràng cũng đầy tính sáng tạo để phù hợp với đương đại.

Theo nhà thiết kế Trần Thanh Tùng đến nay Hội quán Di sản đã nghiên cứu và sáng tạo ra được hơn 600 vật phẩm phái sinh, phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội. Trong số này có thể kể đến bộ tượng “Đám cưới Chuột” được làm thủ công với những nét sắc sảo được chuyển thể từ tranh dân gian Đông Hồ; sản phẩm Lá đề rồng phượng thời Lý sáng tác từ mẫu nguyên bản các hiện vật tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long, nhưng được cải biến ở phiên bản mới với hai nhận diện khác biệt, một mặt hình rồng, một mặt hình chim phượng, thể hiện tính âm dương hòa hợp trong cùng một vật phẩm. Bộ tượng Nhị vị hộ pháp thay vì cưỡi thú như mẫu cổ thì các nhà thiết kế của Hội Quán Di Sản “biến tấu” thành cưỡi nghê với một tỷ lệ cân đối và mang sắc thái biểu cảm riêng, trang phục riêng rất thú vị.

Hay như tượng “Ông Sấm”, dòng sư tử thời Lý - Trần với hoa văn uốn lượn mềm mại, tinh tế hiếm thấy được Hội quán Di sản tái dựng với chất liệu gốm, đồng hoặc đá. Cùng với đó là các vật phẩm tín vật Kim tượng Thích ca sơ sinh phong cách hoàng gia thời Lý, linh vật Kim hổ, Liên tỏa đốt trầm cách điệu từ lá và hoa sen... với các chất liệu, kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều công năng trong cuộc sống hằng ngày.

Nhà thiết kế cũng đưa ra một số gợi ý về bảo vệ di sản thông qua vật phẩm đương đại khi lồng ghép hình tượng rồng, tranh ngũ hổ vào các sản phẩm thương mại như hộp bánh đậu xanh, bộ lịch. “Sản phẩm đã chinh phục các thị trường khó tính nhất khi chú trọng yếu tố lồng ghép bản sắc văn hóa dân tộc. Khi Hội quán Di sản đưa sản phẩm đến với khách hàng, khách hàng sẽ chủ động tìm tới nghệ nhân”, nhà thiết kế cho biết.

Thời gian gần đây, việc khai thác tranh dân gian vào mỹ thuật ứng dụng và sáng tác nghệ thuật ngày càng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Nhiều nhóm bạn trẻ đã ứng dụng tranh Hàng Trống, tranh Ðông Hồ vào thiết kế bao bì, thiết kế thời trang; hay “vẽ lại” tranh Hàng Trống bằng chất liệu và góc nhìn mới… Với tranh Hàng Trống, là hình tượng thần giữ cửa, hổ, cá chép, công, các họa tiết hoa lá...; với tranh Ðông Hồ là hình ảnh quen thuộc của cậu bé ôm gà, cô bé ôm vịt, gà trống, lợn đàn, đám cưới chuột... và nhiều họa tiết khác được khai thác với mật độ dày đặc để đưa vào tranh. Ðiều này đã giúp tạo nên một phong cách riêng, thu hút được nhiều nhà sưu tập tranh trong nước và nước ngoài, góp phần đưa nét đẹp của tranh dân gian Việt Nam đến với cộng đồng.

Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại
Hoàng thành Thăng Long đã sử dụng công nghệ sáng tạo để làm nổi bật các điểm nhấn di sản.

Gần đây, yếu tố công nghệ cũng được ứng dụng, kết hợp sáng tạo với giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những không gian văn hóa đa sắc, vừa mang tính hiện đại, vừa có những nét đặc trưng của thành phố Hà Nội. Hiện nay, nhiều địa phương và các điểm đến du lịch, di tích lịch sử tại Hà Nội đã thực hiện công tác bảo tồn di sản dựa trên sự sáng tạo của công nghệ hiện đại, đáp ứng thị hiếu của thời đại.

Ví dụ Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long đã sử dụng công nghệ sáng tạo làm nổi bật di sản văn hóa, phù hợp hơn với cách thưởng thức di sản của công chúng ngày nay. Trung tâm này cũng dùng công nghệ tái tạo những hoa văn, họa tiết bị mất để khách tham quan nhận diện rõ hơn vẻ đẹp, tính sang quý của đồ gốm của Hoàng cung Thăng Long xưa.

Tại tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển”, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết, về phía thành phố Hà Nội, Đề án Phát triển Công nghiệp Văn hóa của Thủ đô đã coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ - làng nghề truyền thống trở thành ngành “công nghiệp sáng tạo” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các chuyên gia đánh giá, nghề thủ công truyền thống Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các nghề thủ công truyền thống đang đứng trước rất nhiều thách như: sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp, thiếu nguồn nhân lực kế thừa ở các làng nghề, vấn đề nguyên liệu, sản phẩm, giá thành cao, marketing và thị trường tiêu thụ hạn chế,...

Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại
Gốm cổ được trưng bày trong không gian sáng tạo của bảo tàng.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, khôi phục hoạt động của các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu phố cổ Hà Nội (phố Hàng), tiềm năng của làng nghề truyền thống trong và xung quanh Hà Nội thì cần phải phát huy nội hàm giá trị của những sản phẩm truyền thống và thiết kế sáng tạo để đổi mới và phát triển. Nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của từng địa phương và khu vực.

“Thông qua mỗi sản phẩm thủ công, chúng ta có thể thấy được dấu ấn của môi trường tự nhiên và xã hội hòa cùng trí tuệ và tâm hồn của người thợ, rộng hơn là sự sáng tạo của cả cộng đồng. Nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm của nó trở thành một kênh lưu giữ ký ức là sứ giả cho hoạt động giao lưu văn hóa. Vấn đề đặt ra là làm sao để các sản phẩm thủ công trở thành món quà lưu niệm được du khách ưu chuộng; sáng tạo sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi truyền thống. Giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm nguồn nguyên liệu thích ứng, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, nhãn mác đảm bảo kỹ, mỹ thuật, bắt mắt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế phải chăng là một giải pháp căn cốt?”, ông Phạm Tuấn Long nhấn mạnh.

Sáng tạo không chỉ giúp đưa di sản gần gũi với cộng đồng mà còn là một nhu cầu bức thiết trong phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiều lĩnh vực, từ mỹ thuật đến âm nhạc hay du lịch văn hóa. Nếu tạo ra những sản phẩm mới có tính kế thừa, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, thì đó được coi là sáng tạo. Ngược lại, nó sẽ làm biến dạng, làm giảm giá trị di sản. Ðối với di sản văn hóa vật thể, việc tích hợp những sáng tạo phải được lựa chọn phù hợp lịch sử, bối cảnh, không gian của di sản. Các hoạt động sáng tạo được tích hợp nên là những hoạt động văn hóa truyền thống, sáng tạo trên nền tảng văn hóa truyền thống.

Việc nhận thức sâu sắc về giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc là cơ sở để các nghệ sĩ, nghệ nhân tiếp nhận các luồng văn hóa thế giới một cách chọn lọc, tìm ra những yếu tố phù hợp để tạo ra tác phẩm, sản phẩm mới góp phần làm phong phú và nâng tầm di sản.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay chứng kiến du lịch bùng nổ với khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2024.
Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Trận đấu được ví như “chung kết sớm” của V-League 2024/25 đã khép lại với chiến thắng đầy thuyết phục dành cho Nam Định, khi họ hạ gục Hà Nội FC ngay tại sân Hàng Đẫy bằng tỷ số 3-0. Một màn trình diễn đẳng cấp của nhà đương kim vô địch.
Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Theo Cục hàng không Việt Nam (Hàng không Việt Nam), trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5, hàng không đạt gần 2,1 triệu lượt khách và 23.360 tấn hàng hóa, tăng gần 26% về hành khách và gần 19% hàng hóa so với cùng kỳ năm trước.
Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất xác định phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những phong trào góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Cú đúp ấn tượng của Kylian Mbappe và siêu phẩm từ Arda Guler đã mang về chiến thắng nghẹt thở 3-2 cho Real Madrid trước Celta Vigo, tiếp tục nuôi hy vọng đua vô địch cùng Barcelona.

Tin khác

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Thời gian trôi qua nhưng ký ức về ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vẫn in đậm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Năm nay, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, niềm xúc động lại trào dâng trong từng câu chuyện, từng ánh mắt và nụ cười của những người sinh ra trong hòa bình và cả những người trẻ đang tiếp bước dựng xây Tổ quốc.
Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức thành công chuỗi ba chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc sắc "Thanh xuân đất Việt", "Âm thanh Tuổi Trẻ" và "Ngọc âm".
Ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai" nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai" nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 29/4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã diễn ra Lễ ra mắt tác phẩm "Con đường tương lai - Tập 1" của nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn.
Lan tỏa xúc cảm tự hào về lịch sử dân tộc

Lan tỏa xúc cảm tự hào về lịch sử dân tộc

Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, trên các nền tảng mạng xã hội ngập tràn những hình ảnh cờ Tổ quốc, clip về các lực lượng tham gia tập luyện cho Lễ kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất, cùng với đó là những bình luận xúc động, những chia sẻ của giới trẻ tự hào về lịch sử đất nước, về tinh thần đoàn kết dân tộc...
Xem thêm
Phiên bản di động