-->

Độc đáo văn hóa lễ hội thả diều

Hà Nội không chỉ “gây thương nhớ” bởi những không gian cảnh sắc hữu tình, những di sản văn hóa nghìn năm tuổi, những món ăn độc đáo,… mà còn gây ấn tượng bởi những lễ hội đặc sắc. Những lễ hội ở Hà Nội thường mang đậm sắc màu văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng và gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử thú vị.
Độc đáo Lễ hội chùa Láng 2023 Cơ hội quảng bá văn hóa, phát triển kinh tế từ những sân khấu âm nhạc

Trong số đó phải kể đến Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng). Đây là lễ hội diều độc đáo có một không hai của Thủ đô Hà Nội, chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước cũng như gửi gắm biết bao ước vọng của người nông dân thuần phác.

Độc đáo văn hóa lễ hội thả diều
Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội được tổ chức nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân.

Theo lời kể của người dân trong làng, trước khi tổ chức hội thi diều, các bậc cao niên trong làng tiến hành nghi lễ tế Đại Tịch tại miếu Châu Trần, hay còn gọi là miếu Diều (thờ thần Châu Thổ). Sau lễ tế Đại Tịch là lễ dâng hương của người dân làng Bá Dương Nội cũng như các đội thi diều cùng du khách gần xa.

Theo thông lệ, Lễ hội thi thả diều làng Bá Dương Nội được tổ chức vào đúng dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần Châu Thổ được xây dựng trước thế kỷ thứ X.

Cách đây ít lâu, Lễ hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội năm 2023 đã được tổ chức với quy mô mở rộng, có sự tham gia của 20 câu lạc bộ diều đến từ 5 tỉnh, thành phía Bắc.

Các đội thi mang đến nhiều con diều đặc sắc, cỡ “khủng”, kiểu dáng bắt mắt. Các thí sinh tham dự hội thi sẽ đem diều tới miếu Diều làm lễ trình với mong muốn thần linh chứng giám cho diều của mình bay cao. Tổ trọng tài của làng kiểm tra, đủ điều kiện mới được đánh số và niêm phong diều và sáo.

Nói về lễ hội thả diều truyền thống vô cùng độc đáo, vốn được coi là độc nhất vô nhị của Thủ đô Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Hồng Hà Phạm Văn Chiến cho biết, diều dự thi phải có sải cánh tối thiểu dài 2,2m, đeo từ 3 sáo trở lên, diều thắng là diều lên cao và đứng im nhất. Sau lễ trình diều, thành viên các đội thi mang diều ra khu vực tổ chức thi để thả diều. Hơn hai năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, người dân xã Hồng Hà mới lại vui mừng mở hội lớn, đón khách gần xa.

Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Phạm Văn Chiến cho biết thêm, trải qua một thời gian dài bị gián đoạn bởi chiến tranh, từ năm 1989, với sự chung tay của các nghệ nhân diều như Nguyễn Hữu Ngọ, Phạm Văn Mai… lễ hội diều nghìn năm của mảnh đất Bá Dương Nội đã được khôi phục và duy trì cho đến nay.

Đây cũng là một trong những lễ hội hiếm hoi của Việt Nam gắn với truyền thuyết thờ thần Châu Thổ.Để điều khiển con diều bay cao và không bị chao liệng, đòi hỏi sự tập trung và kỹ thuật điêu luyện của người chơi.

Chia sẻ thêm về lễ hội độc đáo này, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Minh Nhương - Câu lạc bộ Văn nghệ xứ Đoài cho biết, hội thi diều làng Bá Dương Nội gửi gắm khát vọng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của những nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một nét văn hóa rất đặc trưng của nền văn minh lúa nước.

“Không riêng gì xã Hồng Hà, ước vọng mưa thuận gió hòa, bình an, đủ đầy còn là nỗi niềm chung của người dân huyện Đan Phượng, khi địa phương đang nỗ lực phấn đấu phát triển thành quận vào trước năm 2025”, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Minh Nhương cho hay.

Độc đáo văn hóa lễ hội thả diều
Các đội thi mang đến nhiều con diều đặc sắc, cỡ “khủng”, kiểu dáng bắt mắt.

Trong lễ hội diễn ra mới đây, dọc tuyến đường nhựa khang trang từ xóm Cổng Tây đến Nhà văn hóa cụm 4 (xã Hồng Hà), hơn 50 cánh diều đủ kích cỡ, màu sắc được trang trí cùng những dải cờ Tổ quốc, cờ đuôi nheo, cờ hội rất bắt mắt. Đây là những hình ảnh ấn tượng trong “Con đường diều sáo” do xã Hồng Hà tổ chức để làm điểm nhấn thu hút du khách.

Một trong những điểm nhấn khác là diễu hành xe máy Vespa cổ quảng bá Lễ hội diều truyền thống làng Bá Dương Nội năm 2023 và quảng bá du lịch huyện Đan Phượng. Địa điểm xuất phát của đoàn diễu hành là Nhà truyền thống huyện Đan Phượng sau đó đi đường Quốc lộ 32 lên cầu Phùng - Tân Hội - Hạ Mỗ - đê Tiên Tân. Điểm kết thúc là miếu thờ thần Châu Thổ (miếu Diều) làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.

Cũng trong Lễ hội diều truyền thống làng Bá Dương Nội năm 2023, người dân và du khách còn được giao lưu, trò chuyện với các nghệ nhân về cách làm diều sáo cũng như văn hóa diều sáo.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà, việc tổ chức Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân. Lễ hội vừa quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng quê châu thổ sông Hồng, vừa khai thác thế mạnh về danh thắng, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, địa phương đang hoàn thiện hồ sơ, tiến tới trình công nhận Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hà Phong

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động