-->

Hà Nội đến để yêu

Vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội được hiện lên từ văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực đến kiến trúc hay các di tích, danh lam thắng cảnh. Đến Hà Nội để chiêm ngưỡng nét đẹp sâu lắng, nhẹ nhàng của vùng đất đã trải qua mấy nghìn năm văn hiến.
Triển lãm “Hà Nội mùa thu năm ấy” thu hút người dân tham quan Hà Nội trong mắt tôi

Thủ đô Hà Nội từ lâu đã là điểm đến thu hút rất nhiều du khách. Không chỉ những du khách từ nước ngoài sang thăm thú và tìm hiểu văn hóa Việt, mà Hà Nội còn là nơi những người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc tìm đến để thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để thêm yêu, thêm trân trọng vẻ đẹp của đất nước.

Kiến trúc tôn giáo của Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng vô cùng đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, nhà thờ,... Mỗi công trình đều mang một vẻ đẹp và sức hút riêng, đồng thời thể hiện văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của con người nơi đây.

Hà Nội đến để yêu
Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Nói về chùa ở Hà Nội, không thể không nhắc đến chùa Hương, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, rồi chùa Bộc, chùa Linh Ứng,... Là những kiến trúc tâm linh mang hình dáng, vẻ đẹp riêng. Đặc điểm của những ngôi chùa tại Hà Nội là vẻ cổ kính, tĩnh mịch đặc trưng, vừa mang âm hưởng tôn giáo vừa mang giá trị nghệ thuật trong kiến trúc. Chùa là nơi linh thiêng, khách du lịch đến không chỉ để tham quan hay vãn cảnh, mà còn là tìm về sự an yên, cầu sự bình an, khỏe mạnh hay mong học hành đỗ đạt, sự nghiệp hanh thông.

Đối với đền, Hà Nội nổi tiếng và tự hào với Thăng Long Tứ Trấn gồm bốn ngôi đền thiêng được xây dựng để trấn giữ bốn phương của kinh thành khi xưa, đó là đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh được coi là linh khí của đất Thăng Long.

Ngoài các kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á, Hà Nội còn có những công trình đại diện cho sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Điển hình nhất chính là các hệ thống nhà thờ, trong đó, Nhà thờ Lớn và Nhà thờ Cửa Bắc được biết đến với lối kiến trúc đặc trưng của tín ngưỡng phương Tây.

Để có được ngày hôm nay, Hà Nội đã phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố trong lịch sử. Những dấu tích, những trang sử hào hùng ấy đã được ghi tạc vào trong trái tim của những người con Thủ đô qua các di tích lịch sử.

Quen thuộc nhất đối với người dân có lẽ chính là Hồ Hoàn Kiếm - gắn liền với sự tích “Hồ Gươm”, là địa điểm lý tưởng để đi dạo tận hưởng những phút thảnh thơi sau những tất bật của cuộc sống. Tháp Rùa nằm giữa hồ chính là biểu tượng của Thủ đô với nét kiến trúc độc đáo, “không thể lẫn đi đâu” của nơi đây.

Kế đó, là khu thành cổ, dù trải qua bao biến thiên của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long không còn vẹn nguyên, nhưng nơi đây vẫn giữ được nét đẹp cổ xưa, mang hơi thở của cả một triều đại oai hùng của lịch sử Đại Việt. Sau đó là trường đại học đầu tiên của Việt Nam - Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi đây đã từng diễn ra các cuộc thi tuyển chọn để tìm ra những bậc hiền tài góp phần dựng xây đất nước. Cho đến nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa.

Quay về năm 1945, lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã từng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Và giờ đây, nơi ấy trở thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, có giá trị thiết thực đối với việc giáo dục đạo đức... cho mỗi người dân.

Ngoài ra, xứ Kinh kỳ còn nổi tiếng với ba mươi sáu phố phường với các con phố cổ rêu phong, những con ngách len lỏi giữa các con đường lớn. Tất cả các ngôi nhà được xây theo kiểu nhà ống, bề ngang hẹp nhưng chiều dài sâu, khiến cho các ngôi nhà đều ở vị trí rất sát nhau. Nhà ở phố cổ thường sơn vàng mang vẻ đẹp của một thời xưa, điểm xuyết trong những ngõ nhỏ yên bình. Đó luôn là những con phố thân thương, gần gũi với người dân Hà Nội, dẫu đi qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa.

Thời kỳ lịch sử cũng đã để lại cho Hà Nội rất nhiều các công trình kiến trúc lớn như Nhà hát Lớn, Khách sạn Sofitel Metropole, “nhà trăm mái” trụ sở Bộ Ngoại giao, Chợ Đồng Xuân, Tháp nước Hàng Đậu,…

Không chỉ có những dấu ấn từ những ngày xưa cũ, Hà Nội còn có những nét đẹp ngay trong cả các công trình hiện đại. Cũng nhờ nền văn hóa lâu đời và phong phú, Hà Nội ngày nay có cho mình những dấu ấn rất riêng trong kiến trúc. Điển hình như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Mỹ Đình, Lotte Centre, cầu Nhật Tân,...

Hà Nội - Thủ đô của đất nước Việt Nam, với nền văn hóa đặc sắc, mang đậm âm hưởng của khu vực Đông Nam Á, đã ghi dấu ấn trong lòng người dân bản địa lẫn những vị khách ghé thăm qua vẻ đẹp ấn tượng lại khó phai. Là trung tâm văn hóa và chính trị của cả nước, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí và công trình quan trọng. Quả thật là một điều tuyệt vời khi Hà Nội vẫn luôn có thể giữ vững các giá trị văn hóa, truyền thống bao đời.

Đến với Hà Nội, ai rồi cũng sẽ cảm nhận được sự nhộn nhịp của cuộc sống, sự đa dạng trong ẩm thực cùng bề dày văn hóa, lịch sử và sự thân thiện của con người. Từ những ngõ ngách trong Thành phố, những quán sá vỉa hè với những món ẩm thực địa phương phong phú, hay cách người Hà Nội sử dụng phương tiện giao thông cũng trở thành những ấn tượng khó quên trong lòng du khách khi đến với Thành phố này.

Danh lam thắng cảnh của Hà Nội kể bao nhiêu cũng không hết, bởi chỉ khi trực tiếp trải nghiệm mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính người ta hay nói đến mỗi khi nhắc tới Hà Nội. Và tôi tin rằng, cốt cách của con người Hà Nội cũng đẹp như vậy. Mong rằng mỗi con người Thủ đô đều ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc trân trọng và gìn giữ những nét đẹp quý báu của nơi mình đang sống.

Đinh Bảo Anh

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động