-->

Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Theo Quyết định số 3967/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024, Hà Nội sẽ có thêm 22 tuyến đường, phố mới được đặt tên.
Hà Nội thống nhất đặt tên 27 đường phố mới Hà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọi

Có một thời người ta từng bàn đến việc Hà Nội nên học phương Tây về cách đánh số tên đường. Việc làm này là để làm giàu ngân hàng tên đường phố, giảm tránh tên đường trùng lắp. Điều này cũng rất thuận lợi vì các phố gần nhau sẽ có số thứ tự sát nhau. Tuy nhiên, đặt tên phố như vậy có phần hơi “nhàm chán” và không mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Trên thực tế, việc đặt tên đường phố ở Hà Nội không phải là ngẫu nhiên, kỳ thực chúng luôn tuân theo một quy tắc cụm, trong đó, mỗi cụm ứng với một triều đại, giai đoạn lịch sử nhất định.

Ấy vậy mà người Hà Nội vẫn truyền tai câu nói: “Nhớ đường Hà Nội là nhớ được Sử, nhớ Sử là nhớ được đường Hà Nội”, và việc đặt tên các con đường tuyến phố mới của năm 2024 cũng không nằm ngoài quy luật này.

Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới
Phố Huỳnh Thúc Kháng được kéo dài từ điểm cuối phố Huỳnh Thúc Kháng tại ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến ngã ba giao cắt phố Cầu Giấy.

Cụ thể, theo Quyết định số 3967/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024, quận Hà Đông có 4 tuyến đường được đặt tên mới gồm: Phượng Bãi, Đồng Dâu, Hoàng Trình Thanh và Nguyễn Văn Luyện. Trong số này, tuyến đường dự kiến được đặt tên Nguyễn Văn Luyện dài nhất với 2km, rộng 40m, nằm ở đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Thanh Bình tại Khu đô thị mới Dương Nội đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối đường Đại Mỗ - Dương Nội. Tên đường được đặt theo tên một vị bác sĩ, đại biểu Quốc hội khóa I. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã anh dũng chiến đấu và hy sinh cùng hai người con trai của mình.

Cũng giống như quận Hà Đông, năm nay quận Long Biên có 6 tuyến đường, phố mới gồm: Đường Cự Khối dài 1.250m; phố Hoa Động dài 830m; đường Nguyễn Gia Bồng dài 1.780m; đường Đồng Thanh dài 620m; phố Quán Tình dài 500m; phố Vo Trung dài 500m. Đây hầu hết là những tên gắn với các di tích như đình chùa, tên làng, xã, phường có sẵn. Trong đó, xã Quán Tình có từ cuối thời Lê Trung Hưng, là xã thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ngoài ra, trên địa bàn Giang Biên, quận Long Biên hiện có chùa Quán Tình.

Còn tại huyện Mỹ Đức, các tên đường phố mới đều đặt mới đều theo tên xã, thôn có sẵn hoặc cách ghép tên, gồm: đường Phù Lưu Tế dài 2.430m; đường Mỹ Hà dài 3.000m; đường Sạt Nỏ dài 4.690m; đường Hà Xá dài 430m; đường Trung Nghĩa dài 3.000m; đường Thượng Tiết dài 2.170m. Riêng tên đường Trinh Tiết được đặt cho một con đường từ ngã ba tại cổng làng Trinh Tiết thuộc thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Thọ Sơn tại ngã ba chợ Sêu. Đường này dài 540m, rộng 7,5-8m…

Là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh và đang phấn đấu lên quận, huyện Hoài Đức có hai đường sẽ được đặt tên mới là đường Lý Đàm Nghiên và Triệu Túc. Theo đó, Lý Đàm Nghiên, là người làng Lũng Kinh, xã Đức Giang, tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lý Đàm Nghiên vào Vệ quốc đoàn và anh tình nguyện ghi tên vào cảm tử quân. Rạng sáng, 13/1/1947, đồng chí Lý Đàm Nghiên đã anh dũng hy sinh khi ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch trong một trận đánh ở Ngã tư Kim Liên, Hà Nội. Như vậy, kể từ khi nhập ngũ đến lúc hy sinh, Lý Đàm Nghiên mới có 20 ngày trong quân ngũ và khi hy sinh anh mới 22 tuổi. Còn Triệu Túc là tên một công thần khai quốc nhà Tiền Lý, ông có công giúp vua Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân. Cả hai đều là những người con tiêu biểu của vùng đất Hoài Đức trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

Ở huyện Sóc Sơn, một con đường được đặt tên Trần Thị Bắc cho đoạn từ ngã ba giao đường Ngô Chi Lan đến ngã ba giao cắt tại ngõ 60 đường Núi Đôi. Sở dĩ lấy tên gọi này vì nữ anh hùng liệt sĩ Trần Thị Bắc là nguyên mẫu xuất hiện trong bài thơ “Núi Đôi” của nhà thơ Vũ Cao. Tại huyện Thanh Trì, hai tuyến đường mới được đặt tên là đường Quang Liệt dài 1.140m; đường Phương Dung dài 2.750m.

Cùng với việc đặt tên các tuyến đường phố mới, thành phố Hà Nội cũng tiến hành điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố, gồm: Phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, được kéo dài từ điểm cuối phố Huỳnh Thúc Kháng tại ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến ngã ba giao cắt phố Cầu Giấy. Tuyến phố mới kéo dài 1.290m, rộng 30m có lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 7,5m. Kéo dài phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa) cho đoạn từ ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến số 8 Pháo Đài Láng (đối diện Trung tâm Khí tượng thủy văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường); điều chỉnh 90m, rộng 30m. Phố Lệ Mật, quận Long Biên được kéo dài từ điểm cuối phố Lệ Mật, cạnh đình, chùa Lệ Mật đến ngã tư giao cắt phố Đào Đình. Phố Lệ Mật mới sẽ dài thêm 460m, rộng 13,5m.

Nhằm đảm bảo việc đặt tên phố được thuận lợi, UBND Thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và đơn vị liên quan thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên 22 tuyến đường, phố mới đặt tên; 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài và 2 công trình công cộng mới. Công an các quận, huyện, thị xã có đường, phố và công trình công cộng được đặt tên mới; đường, phố được điều chỉnh độ dài xây dựng kế hoạch phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành điều chỉnh các giấy tờ liên quan đến các hộ dân đang sinh sống tại địa bàn, bảo đảm ổn định tại cơ sở.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.

Tin khác

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Điều chỉnh giao thông khu vực đường Nguyễn Ngọc Vũ để giảm ùn tắc

Điều chỉnh giao thông khu vực đường Nguyễn Ngọc Vũ để giảm ùn tắc

Sở Xây dựng Hà Nội thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Nguyễn Ngọc Vũ đoạn từ cầu Cống Mọc đến ngõ 53 Nguyễn Ngọc Vũ thuộc địa bàn quận Cầu Giấy.
"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

Sau hơn 4 tháng triển khai Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông, tình trạng xe máy đi ngược chiều, leo vỉa hè tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp; trong đó, có nhiều tài xế xe ôm công nghệ. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) liên tục ra quân xử lý, tuy nhiên, dường như một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, cho thấy dấu hiệu "nhờn" luật đáng lo ngại.
Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội vinh dự đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm và làm việc, mang theo những cơ hội hợp tác và thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong không khí trang trọng và mến khách này, mỗi chúng ta, những người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung, đều có cơ hội thể hiện nét đẹp văn hóa, sự mến khách và ý thức kỷ luật cao thượng của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động