GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi
Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới Dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản” trong xây dựng pháp luật |
Đây là quan điểm của GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Điểm nghẽn tập trung chủ yếu ở sự kém hiệu lực, hiệu quả
“Cần có một thiết kế tổng thể, đồng bộ và khả thi về cải cách thể chế, pháp luật, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và nhất quán với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đồng thời, phải theo phương châm đã bắt đầu thì phải kiên định thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra, tránh tình trạng đẽo cày giữa đường”, theo GS.TS Hoàng Thế Liên.
Theo dõi các cuộc thảo luận, các công trình nghiên cứu đã công bố về điểm nghẽn thể chế, GS.TS Hoàng Thế Liên cho hay, có thể thấy điểm nghẽn tập trung chủ yếu ở sự kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí hoạt động bế tắc của các thiết chế bộ máy nhà nước, ở nhiều bất cập về chất lượng pháp luật và thi hành pháp luật, ở sự chưa ngang tầm về năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
![]() |
GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp chỉ ra một số nguyên nhân quan trọng như tư duy xây dựng pháp luât chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhất là yêu cầu của kỷ nguyên mới.
Việc đổi mới, chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới là một quá trình lâu dài, phức tạp với nhiều biến cố khó lường, nhiều cái mới chưa kịp nhận thức đầy đủ, thấu đáo nhưng vấn phải cố gắng xây dựng chính sách, thể chế để kịp thời đáp ứng yêu cầu của đổi mới, của cuộc sống.
Hơn nữa, chúng ta thực hiện đổi mới theo phương châm tiệm tiến, từng bước vững chắc nhằm bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, tránh gây sốc vĩ mô, do đó chính sách đổi mới tiếp cận theo hướng đổi mới đối với những vấn đề bức xúc, chín mùi và đạt được đồng thuận cao, khó tránh khỏi tình trạng chắp vá, thiếu tính hệ thống.
Trong điều kiện như vậy, việc xây dựng pháp luật, thể chế khó tránh khỏi tính phiến diện, chủ yếu mang tính giải quyết tình thể, khó có thể có giải pháp căn cơ dẫn đến tình trạng vướng mắc trong thực thi, bỏ lỡ thời cơ.
Một nguyên nhân nữa được GS.TS Hoàng Thế Liên chỉ ra là khoa học pháp lý của chúng ta con non trẻ, chưa được đầu tư mạnh mẽ để phát triển, chưa làm được vai trò đi trước một bước trong việc tạo cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc phục vụ việc xây dựng pháp luật, thể chế.
“Chúng ta xây dựng pháp luật, thể chế trong điều kiện chưa nhuyễn về lý thuyết, thiếu căn cứ thực tiễn, phải mò mẫm rất khó khăn”, theo ông Liên.
Bên cạnh đó, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp cũng đề cập đến thực trạng trình độ, kỹ năng và cả thái độ của một bộ phận khá lớn công chức, người được giao trách nhiệm hoạch định chính sách, pháp luật, thể chế chưa ngang tầm với yêu cầu của công việc đặc biệt khó khăn và phức tạp này...
Nhà nước giảm bớt sự tham gia vào hoạt động kinh tế
Để khắc phục thực trạng này, GS, TS Hoàng Thế Liên cho rằng cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi. Chưa có đội ngũ này thì cần có chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn để hình thành cho được.
Tiếp đến, cần phải đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa pháp lý, cho quá trình soạn thảo chính sách, xây dựng dự thảo văn bản, cho việc thảo luận, khảo sát, lấy ý kiến nhân dân, cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.
![]() |
Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". |
Đồng thời, phải tập trung nghiên cứu thấu đáo để có cơ sở để xử lý tốt, đồng bộ, hài hoà và hợp lý mối quan hệ lớn “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”; trên cơ sở đó, xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật, cơ chế vận hành tổng thể, đồng bộ, thống nhất và khả thi, bảo đảm việc tổ chức, vận hành thông suốt, nhịp nhàng một cách bền vững, hiệu quả của các thiết chế quan trọng trong hệ thống chính tri, trong xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
“Nhà nước sẽ tinh gọn và hiệu quả hơn nhờ vào việc đẩy mạnh cải cách mang tính cách mạng nhằm thiết lập một bộ máy chính quyền ít tầng nấc, gắn kết, dựa trên thực tài; có kỉ cương, kỷ luật cao; áp dụng nguyên tắc thị trường, nguyên tắc pháp quyền trong hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; và tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước thông qua việc bảo đảm sự minh bạch, công khai và sự tham gia hữu hiệu của người dân vào quá trình ra quyết định.
Việc phân công, phân cấp, phân quyền phải dựa trên nguyên tắc phi tập trung hóa; bảo đảm phân công trách nhiệm rõ ràng, gắn với điều chỉnh khung tài chính giữa các cấp chính quyền nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình và giải quyết vấn đề kém hiệu quả trong điều phối và sử dụng nguồn lực công”, theo GS.TS Hoàng Thế Liên.
Trong mối quan hệ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần xây dựng một nhà nước kiến tạo thể chế phát triển, một nền kinh tế thị trường năng động, có năng lực cạnh trạnh và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhà nước sẽ giảm bớt sự tham gia vào hoạt động kinh tế; tập trung thực hiện vai trò tạo sân chơi bình đẳng, hòa nhập, trong đó cần bảo đảm tốt hơn, minh bạch hơn quyền sở hữu, quyền tài sản, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất.
Trong mối quan hệ với xã hội, cần đổi mới cơ chế pháp lý theo hướng bảo đảm tiếng nói của người dân, của xã hội ngày càng mạnh mẽ, ngày càng có trọng lượng trong công việc của nhà nước. Muốn vậy cần phải phát huy vai trò của các tổ chức xã hội với tư cách là đối tác quan trọng của nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Đồng thời, cần gắn công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, những yếu tố bảo đảm thi hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật phải được đặt ra, cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo pháp luật. Tính khả thi của pháp luật phải được đánh giá nghiêm túc trong tất cả các giai đoạn của xây dựng pháp luật...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Bologna vs Empoli: Cửa chung kết rộng mở

Nhận định Atletico Madrid vs Rayo Vallecano: Tranh vé châu Âu và danh dự

Nhận định Betis vs Valladolid: Cơ hội vàng cho đội chủ sân Benito Villamarín

Tỷ giá USD hôm nay (24/4): Đồng USD phục hồi sau động thái của ông Donald Trump

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông

Giá vàng hôm nay (24/4): Vàng trong nước giảm giá rất mạnh

Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc
Tin khác

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 21/04/2025 19:53

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:00

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:57

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/04/2025 20:53

Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/04/2025 17:37

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 16/04/2025 13:34

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 15/04/2025 20:48

Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 14/04/2025 20:57

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 09/04/2025 17:30