Góp phần lưu giữ nét đẹp ứng xử
![]() | Cư xử văn minh, góp phần diệt dịch |
![]() | Thực hiện thí điểm "Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình" năm 2020 |
Người Hà Nội hiếu khách
Ca dao, tục ngữ xưa từng có câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Người ta nói rằng, người Hà Nội có một chất giọng rất riêng. “Tiếng nói người Hà Nội nhất là phụ nữ luôn dịu nhẹ, tình cảm. Đàn ông thì trầm trầm, ấm áp. Ít có sự băm bổ, ộn ạo trong cách nói. Tất nhiên ở đây chỉ nói đến cái chung đa số còn với những cung bậc khác ở một số người thì giọng nói, cách nói lại phụ thuộc ở tính cách”, ông Nguyễn Thái An (số 72, Hàng Đào, Hà Nội) bày tỏ.
![]() |
Gia đình anh Hoàng Tấn Phúc dạy con cách cư xử đúng mực trong gia đình. |
Ông Thái An năm nay đã 78 tuổi nhưng phong thái vẫn như tuổi “ngoại tứ tuần”, giọng nói ông nhẹ nhàng, trầm ấm và nụ cười luôn thường trực trên môi. Nhiều năm trở về trước, ông Thái An đã từng lăn lộn từ Nam ra Bắc để buôn bán, kiếm sống thế nhưng “chất”, sự thanh lịch của Hà Nội chưa bao giờ bị mất đi. Ông kể: “Tôi còn nhớ, trước kia mỗi lần đi công tác đến các vùng miền trong cả nước, tôi đều được người ta quý vô cùng. Họ quý vì mình là người Hà Nội, vì họ nghe nói người Hà Nội thanh lịch lắm, tiếng nói hay lắm. Có lần, họ cứ bắt tôi nói mãi, kể chuyện về Hà Nội mãi mà không biết chán”.
Gia đình ông Thái An là gốc người phố cổ Hà Nội. Phía sau sự tấp nập, phồn hoa ở con phố Hàng Đào, ngôi nhà của ông An vẫn tĩnh lặng và giữ nguyên được sự cổ kính, nguyên bản dù đã trải qua hai thế kỷ. Khi bước vào ngôi nhà, nhìn những đồ vật “cũ kĩ”, nhịp sống chậm hàng ngày mới chợt nhận ra đây chính là “nốt trầm” của một Hà Nội xưa, vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng mà thanh tao. “Vào nhà cứ đi cả giày cô nhé! Người Hà Nội luôn mến khách, chẳng bao giờ khách vào nhà phải bỏ giày dép bên ngoài cả. Nhà bẩn thì lau chứ tôi chưa bao giờ để khách phải cởi bỏ giày dép khi vào nhà”, ông An nói.
Gia đình vốn làm tơ lụa từ những ngày đầu hình thành con phố hàng Đào sầm uất, cuộc sống của anh em nhà ông Thái An thời kỳ đó hết sức sung túc. Bố mẹ mua được mấy căn nhà phố cổ và cả ô tô, hễ đi đâu cũng có xe đưa rước. Từ khi còn nhỏ, mỗi anh em đều có một bà vú chăm sóc riêng. Tuy cuộc sống sung túc là vậy, thế nhưng cha mẹ ông đều là người gốc phố cổ, coi trọng từng lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Họ dạy dỗ, uốn nắn con cái từng chút một. Trong trí nhớ của ông An, từ tấm bé đến khi trưởng thành, chưa bao giờ ông thấy cha mẹ nói năng “nhỡ nhời”, văng tục một câu trước mặt con cái. Nếp sống ấy cứ nhẹ nhàng, thấm dần và trở thành nét đẹp trong đời sống thường ngày của gia đình ông sau này.
Ông Thái An kể lại, nhiều lần ông đến những nơi khác, gặp những người tri thức đã từng đến Hà Nội, ông thường hỏi: “Điều gì ấn tượng nhất ở Hà Nội?”. Và không ai có thể phủ nhận, vẻ đẹp con người Hà Nội, của tinh thần hiếu khách, sự vồn vã, nhiệt tình luôn được số đông ca ngợi. Đặc biệt, với những du khách người nước ngoài khi đến Hà Nội, họ luôn tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về tính lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội. Sự tinh tế ấy được thể hiện tổng thể qua từng lời nói, rồi qua trang phục thanh nhã, hài hòa.
Giữ chuẩn mực trong ứng xử
Thế nhưng, có lẽ điều mà nhiều người ấn tượng nhất lại là sự ứng xử giữa con người với con người, giữa vợ chồng với nhau, giữa con cái với cha mẹ, giữa làng xóm với nhau và giữa gia chủ với khách. Sự chuẩn mực trong ứng xử đã tạo ra một nét riêng, gây ấn tượng mạnh của người Tràng An.Vợ chồng anh Hoàng Tấn Phúc (sinh năm 1964) và chị Nguyễn Thị Kim Anh (sinh năm 1975) trú tại phường Ngọc Thụy là 1 trong số 60 gia đình tham dự buổi lễ gặp mặt biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan học giỏi nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với quận Long Biên tổ chức vào hồi cuối năm 2018.
Tin rằng, ngày nay, những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của người Hà Nội đang được khơi dậy. Những truyền thống tốt đẹp ấy được cấu trúc lại và nâng cao qua các phong trào “người tốt việc tốt”, “nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, tất cả góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc…Tuy nhiên, để xây dựng được những truyền thống tốt đẹp, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của mỗi cá nhân, cộng đồng lựa chọn hành vi cư xử của mình để tạo nên một xã hội văn minh. |
Dù có với nhau 2 cô con gái nhưng vợ chồng anh Phúc và chị Kim Anh luôn đủ đầy, mãn nguyện với cuộc sống của gia đình. Hai vợ chồng dạy con cách cư xử đúng mực trong gia đình, chưa bao giờ có cãi vã, to tiếng, nặng lời. Đặc biệt, gia đình họ luôn có những cách chia sẻ rất riêng để kết nối tình cảm.
Bên cạnh đó, tại Hà Nội, cũng còn rất nhiều người đang ngày đêm gìn giữ các mối quan hệ gia đình.Tại phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội), các hộ gia đình ở đây lại vô cùng ấn ượng với những cống hiến của ông Trần Hùng (87 tuổi). Mặc dù đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Hùng luôn cần mẫn, hết lòng với công tác hòa giải ở phường, trở thành cầu nối xây dựng tình đoàn kết, nét văn hóa tốt đẹp ở khu dân cư. Tuổi đã cao, đôi chân đi lại đã không còn nhanh nhẹn, mái tóc đã bạc trắng, mắt và tai đã kém đi nhiều, nhưng vụ việc nào của khu dân cư ông Hùng cũng có mặt. Từ việc hàng xóm cãi nhau vì không ai chịu dọn rác ở ngõ đi chung, rồi ở khu tập thể nhà trên chảy nước xuống nhà dưới, hay tranh chấp chỗ phơi đồ cũng gây cãi cọ, mất trật tự, an ninh lúc nửa đêm, gà gáy…
Trường hợp hòa giải ông Hùng nhớ nhất là vụ việc đôi vợ chồng trẻ xin ly hôn. Lúc đó, ông và một cán bộ trong khu dân cư có uy tín đến nhà tìm hiểu thì được biết lý do dẫn đến ly hôn là bởi người chồng quá gia trưởng, hay chửi mắng vợ. “Tôi đã mời hai vợ chồng ngồi lại với nhau, phân tích về những việc mình đã làm, xem xét vụ việc xảy ra có đáng để dẫn tới ly hôn hay không, phải cùng nhau tìm phương án giải quyết. Cuối cùng, sau ba ngày, hai vợ chồng vui vẻ ra phường rút đơn ly hôn, tiếp tục sống hạnh phúc, đến nay đã có con cháu đề huề cả”, ông Hùng vui vẻ kể lại.
Cần mẫn với công việc lặng lẽ, đầy cao quý của mình, ông đã góp phần vun đắp cho tình làng, nghĩa xóm thêm thân thiết, hóa giải mâu thuẫn, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, từ đó chung tay góp phần xây dựng Hà Nội văn minh, vững chắc ngay từ cơ sở.
K.Tiến - P.Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Djokovic tiến gần cột mốc 100 danh hiệu ATP: Thử thách cuối cùng mang tên Hubert Hurkacz
Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội
Tôi yêu Hà Nội 07/05/2025 16:49

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải
Tôi yêu Hà Nội 01/05/2025 06:37

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 17:56

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 14:36

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 08:30

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tôi yêu Hà Nội 28/04/2025 08:07

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17