--> -->

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Hà Nội sẽ hỗ trợ mức chi để nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở 300 đại biểu tham dự Hội thảo Văn hóa năm 2024

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về luật pháp, cơ chế, chính sách

Đây là diễn đàn để tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về luật pháp, cơ chế, chính sách, nhất là liên quan đến huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực cho phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng những yêu cầu mới.

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao
Hội thảo Văn hóa 2024. Ảnh: Quốc hội

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết, Hội thảo Văn hóa 2024 là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực để triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 về chấn hưng văn hóa dân tộc.

Báo cáo tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, trong những năm qua, hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ Trung ương tới cơ sở từng bước được đầu tư củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, nội dung thiết thực, góp phần phát triển phong trào văn hoá, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đồng thời nâng cao thể lực, tầm vóc, đời sống tinh thần của Nhân dân.

Hệ thống pháp luật về văn hóa, thể thao hiện có 274 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó lĩnh vực văn hóa 180 văn bản, lĩnh vực thể thao 94 văn bản). 10 năm qua, có 55 văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao được ban hành theo thẩm quyền, cho thấy cơ bản đã định hình được hệ thống pháp luật về thiết chế văn hóa, thể thao.

Để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, một số vấn đề cần làm rõ. Đó là nhận thức, quan điểm về thiết chế văn hóa, thể thao; phát triển thiết chế văn hóa, thể thao từ góc độ chính sách và nguồn lực; đề xuất một số giải pháp về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển và vận hành

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để gỡ vướng, tháo điểm nghẽn, phát huy có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, cần bắt đầu từ thể chế, chính sách, không chỉ bằng pháp luật chuyên ngành mà cả từ các văn bản pháp luật liên quan.

Cụ thể, về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng (chính sách hạ tầng), Quốc hội, Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành cần tiếp tục quan tâm tới lĩnh vực văn hóa trong quá trình rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách về thuế, tín dụng, đất đai, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích sáng tạo trong các luật chuyên ngành để tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển văn hóa.

Về quản lý, khai thác, hoạt động (chính sách chuyên ngành và liên quan), cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về ưu đãi hưởng thụ văn hóa, môi trường văn hóa, thúc đẩy, hỗ trợ sáng tạo văn hóa nghệ thuật, phát triển thể thao; định hướng quản lý, khai thác, hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao...

Về huy động các nguồn lực, đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP...

Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cần tiếp tục hoàn thiện quy định về các ngành, nghề đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Nghiên cứu sửa đổi chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao; chế độ ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng hạt nhân năng khiếu về văn hóa, thể thao.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Hội thảo đã thảo luận và thống nhất các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, tập trung 5 nhóm vấn đề.

Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, chính sách, cần xây dựng mục tiêu và lộ trình thích hợp để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về thiết chế văn hóa, thể thao đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển và vận hành hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, bao gồm chính sách đầu tư công, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và chính sách xã hội hóa; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, nhất là về đất đai, thuế, vốn tín dụng trong việc xây dựng các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Đồng thời, hoàn thiện quy hoạch theo hướng đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hiệu quả, bảo đảm công bằng và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Bố trí quỹ đất cho các thiết chế văn hóa, thể thao tại vị trí thuận lợi, phù hợp với điều kiện thực tế; quan tâm xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh niên, trẻ em, người lao động, người khuyết tật, người cao tuổi. Bổ sung các chỉ tiêu cụ thể về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao vào nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động tiêu biểu, phù hợp với vùng miền, đối tượng, lứa tuổi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với tài sản công nói chung và tài sản công ở thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng.

Ưu tiên bố trí kinh phí có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, mục tiêu cụ thể. Tăng dần mức chi ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa nói chung, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng; thúc đẩy hoạt động liên kết trong việc sử dụng cơ sở vật chất đã được Nhà nước đầu tư; coi trọng và thực hiện xã hội hóa.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, bảo đảm tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu, sửa đổi chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, diễn viên tham gia hoạt động các loại hình nghệ thuật truyền thống. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao...

Tính đến hết tháng 3/2024, cả nước có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 689/705 quận, huyện có Trung tâm Văn hoá, Thể thao hoặc Nhà Văn hoá, đạt tỷ lệ 97%; tỷ lệ này ở cấp xã là 77%, cấp thôn là 76%. Hệ thống Công đoàn có 50 thiết chế văn hoá, thể thao. Các thiết chế do Đoàn Thanh niên quản lý có 56 Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cấp tỉnh, 106 Nhà Thiếu nhi cấp huyện...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

Ngày 23/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Ngọc - Công đoàn Công ty TNHH Môi trường đô thị Xuân Mai. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam của tổ chức Công đoàn Thủ đô.
The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

Khi Hà Nội bước vào thời kỳ phát triển hạ tầng giao thông công cộng mạnh mẽ, đặc biệt với mô hình đô thị TOD (phát triển đô thị tập trung quanh các điểm giao trung chuyển giao thông công cộng), những bất động sản trong nội đô nằm cạnh các trục giao thông công cộng như The Ninety Complex càng trở thành “hàng hiếm”.
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã và đang phát huy vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, góp phần gìn giữ, bồi đắp đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Xem thêm
Phiên bản di động