Giữ Tết nơi phố cổ
Đón "Tết phố" đặc sắc ngay tại Phố cổ Hà Nội | |
Đình Kim Ngân – Điểm nhấn khi tham quan phố cổ Hà Nội | |
Đền Hương Nghĩa – Ngôi đền giữa lòng phố cổ |
Nằm nép mình trên phố Hàng Đào, căn nhà 3 tầng, rộng 200 mét vuông của gia đình ông Nguyễn Thái An (sinh năm 1943) là một trong số ít căn nhà cổ còn lại ở Hà Nội. Căn nhà được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỉ trước, theo lối kiến trúc Pháp với các phòng riêng biệt và hệ thống giếng trời, sân vườn được bố trí hài hòa.
Ông Thái An vốn là con trưởng trong một gia đình có 12 anh em. Cha ông là cụ Nguyễn Văn Lợi vốn là một nhà buôn tơ lụa giàu có nổi tiếng ở phố Hàng Đào. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Hồng cũng được xem là người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn” thủa bấy giờ.
Ông Thái An vẫn cố gắng giữ những nét đẹp ngày Tết cổ truyền (Ảnh:K.T) |
Bố mẹ ông Thái An thuộc thế hệ những thương lái đầu tiên kinh doanh và mở cửa tiệm vải lớn ở phố Hàng Đào. Nhờ biết tính toán và chi tiêu hợp lý nên công việc buôn bán của gia đình ông ngày càng phát đạt và thuận lợi. Thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, gia đình ông đã nổi tiếng khắp Hà Nội nhờ tài kinh doanh giỏi và trở thành một trong những gia đình giàu có nức tiếng tại phố cổ. Cũng chính vì thế, ông An và các em từ nhỏ đều được bố mẹ chăm chút và đầu tư học hành đến nơi đến chốn.
Ông An kể rằng, ngày nhỏ, ông theo học trường tiểu học Nguyễn Công Trứ. Đây là ngôi trường được cho là danh giá, chỉ dành cho những con nhà có điều kiện thời bấy giờ. Ông An kể, mỗi buổi sáng đi học ông diện áo trắng, quần Tây và được người làm đưa đến trường. Hồi đó, ông thường được bố cho tiền ăn sáng ngoài tiệm để kịp giờ lên lớp. Dù gia đình đã có ô tô nhưng ông chủ yếu đi bộ hoặc xe kéo đến trường. Sau mỗi giờ học, bố mẹ ông cũng bỏ tiền thuê thêm các thầy dạy võ, nhạc, họa sỹ nổi tiếng bậc nhất Hà Nội đến kèm cặp thêm.
Cũng chính trong ngôi nhà cổ trên phố Hàng Đào, hơn 70 năm qua, ông An đã chứng kiến biết bao sự thay đổi của đất nước, Thủ đô. Đặc biệt, trong cái Tết của người Hà Nội, ông An lại càng thổn thức hơn. “Tôi là người đã từng trải qua ít nhất 3 thời kì thay đổi trong Tết của người Hà Nội, đó là Tết trong thời kì gia đình tôi còn hưng thịnh nhất, là Tết của thời bao cấp và cái Tết của thì hiện tại. Ở mỗi thời điểm, gia đình tôi có một cách ăn Tết khác nhau. Thế nhưng trong cảm nhận của tôi, cái “chất”, “vị” của Tết xưa đến nay vẫn luôn được người dân Hà thành “níu giữ”.
Thời điểm gia đình còn hưng thịnh, trong trí nhớ của ông An, ký ức về Tết chưa bao giờ đẹp đẽ đến vậy, giọng nói đậm chất Hà Nội của ông có chút nghẹn ngào. Với ông, Tết bắt đầu báo hiệu từ khi xuất hiện những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ.
Ở đó bày biện đủ các loại tranh như Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, tranh Hàng Trống mang đậm nét dân gian đặc trưng của một dân tộc văn hóa. Hình ảnh những ông đồ mặc áo the, đầu chít khăn khiến phố Hàng Bồ khác hẳn thường ngày. Hòa lẫn với mùi mực, giấy mới là thứ mùi hương thơm ngát của hương thẻ, hương trầm, hương vòng, hòa quyện với mùi nến thơm.
Ông Thái An còn nhớ, thời gia đình còn hưng thịnh nhất, Tết đến bao giờ mẹ ông cũng phải chuẩn bị 20 mâm cỗ mời khách trong 3 ngày Tết. Mâm cỗ nào cũng phải có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa, thịt gà và xôi. Mỗi lượt khách đến là 1 mâm chứ không dùng đồ ăn thừa trước. Ông An cho rằng việc chuẩn bị 20 mâm cỗ thủa ấy thể hiện sự hiếu khách của người Hà Nội. Đến nay, gia đình ông không còn chuẩn bị nhiều mâm cỗ như trước nữa, nhưng họ vẫn tiếp nối truyền thống hiếu khách mà lớp người xưa đã để lại. |
Tiếp đó là việc trang trí nhà cửa, cũng như bao gia đình phố Hàng Đào, bố mẹ ông đặt dưới vườn hoa Nhật Tân một cành đào đẹp, trang trí ở khoảng sân giếng trời và một cây quất để trong phòng khách. Đặc biệt, trên ban thờ không thể thiếu một cành đào nhỏ. “Chiều 30 Tết, bố mẹ tôi cùng nhau dọn dẹp bàn thờ, chứ không cho gia nhân làm. Bố mẹ giải thích phải tự tay dọn dẹp, bày biện ban thờ mới tỏ được lòng thành kính với tổ tiên. Ghi nhớ lời dạy, cho đến nay gia đình tôi vẫn giữ nguyên “nếp” cũ ấy”, ông An chia sẻ.
Đặc biệt, ông An nhớ rõ bố ông có thú chơi hoa Thủy Tiên và thường cất công đi ngắm nghía, tìm bằng được chậu hoa Thủy Tiên ưng ý, canh sao cho hoa nở đúng vào thời khắc giao thừa. Ông An kể: “ Bố tôi từng nói Thủy Tiên chỉ ngâm trong nước sạch mà ra được những bông hoa đẹp trắng muốt. Hoa Thủy Tiên tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao và mang lại may mắn, thịnh vượng. Sau đó mẹ tôi sai u già nấu một chậu nước lá mùi cho các con tắm rửa, mùi nước lá thoang thoảng, quyện với mùi nhang trầm như gột sạch bụi bặm của một năm. Mùi hương đó da diết đến độ, mỗi khi nhớ lại trong lòng tôi lại khắc khoải khôn nguôi”.
Cho đến khi cách mạng thành công, cũng giống như nhiều gia đình tư sản yêu nước bấy giờ, bố mẹ ông cũng bỏ tiền, vàng ủng hộ chính quyền mới. Bản thân ông An sau đó cũng xin vào làm việc tại các xí nghiệp, công trường của nhà nước. Cái Tết trong thời kỳ bao cấp mặc dù không còn được sung túc như xưa nhưng trong gia đình ấy vẫn giữ được những giá trị truyền thống không dễ gì thay đổi.
Nồi bánh chưng ngày Tết của mẹ vào mỗi đêm giao thừa vẫn là sợi dây kết nối cả gia đình suốt mấy chục năm. Thời kì bao cấp khó khăn là thế, nhưng chưa năm nào Tết của nhà ông thiếu bánh chưng. Đến nay, mặc dù không còn tự gói nhưng năm nào ông An cũng dặn vợ mua vài cặp bánh chưng vừa mới gói để tự tay luộc. Cái mùi thơm của bánh chưng đang sôi bay khắp không gian của ngôi nhà khiến tâm hồn ông thư thái và đỡ nhớ hương vị Tết ngày xưa hơn.
Trải qua rất nhiều những thăng trầm, biến động của lịch sử, đến nay nếp sống xưa trong gia đình ông An vẫn được các thành viên cố gắng gìn giữ. Ngôi nhà hiện tại chỉ có hai vợ chồng ông An và người em gái út ở và chăm sóc. Vào mỗi dịp lễ Tết, các thành viên đều cố gắng thu xếp về quây quần bên mâm cỗ gia đình. Ông An cũng cho rằng, ở mỗi thời kì thì phong vị của Tết đều có sự thay đổi. “Tôi cho rằng việc giữ Tết xưa còn là giữ văn hóa, truyền thống, nếp sống, sự hiếu khách của người Hà Nội chứ không nhất thiết phải giữ nguyên cách ăn Tết”, ông An chia sẻ.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54