Gìn giữ những mảnh hồn quê: “Chóng mặt” với lối sống thời đô thị hóa (Kỳ 2)
Kỳ 1: Làng xưa, nhà cổ... trước nguy cơ không còn |
Những giá trị tinh thần biến đổi
Cùng với tốc độ phát triển của một đô thị lớn hiện đại, làng quê ngoại thành Hà Nội đang có sự biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt. Quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp mở rộng dẫn đến sự biến đổi văn hóa đem lại cho làng quê một diện mạo mới. Quy mô làng xã được mở rộng, đời sống sản xuất kinh tế trở nên linh hoạt hơn. Có thể thấy, các biến đổi tích cực của làng quê ngoại thành Hà Nội là điều đáng mừng. Phong cách sống ngày càng hiện đại, những hủ tục dần mất đi thay vào đó là sự văn minh, không còn nhiều những hiếu, hỷ rườm rà tốn kém, những lễ nghi, tập tục, ứng xử trong gia đình, họ hàng, xóm phố cũng đơn giản, thông thoáng hơn.
Làng quê nông thôn hiện tại chủ yếu còn lại toàn người già và trẻ em |
Bên cạnh những thay đổi lối sống theo hướng tích cực, điều dễ dàng nhận thấy khi “cơn lốc” đô thị hóa tràn về là không khí thanh bình có từ hàng trăm năm ở các làng quê đang dần biến mất, thay vào đó là con đường bê tông hóa, tập quán bình dị trong xóm, ngoài làng có nguy cơ chỉ còn là hoài niệm. Những giá trị thanh lịch truyền thống của làng quê đang dần bị khỏa lấp. Cuộc sống bề bộn, gấp gáp của kinh tế thị trường một mặt mở ra nhiều cơ hội làm ăn, sáng tạo cho người dân, song lại lấy đi của họ sự bình thản, tĩnh lặng của làng quê Bắc Bộ trầm mặc, chậm rãi. Làng quê nông thôn hiện tại còn lại toàn người già và trẻ em, những người trong độ tuổi lao động đã không còn mấy ai mặn mà với con trâu, thửa ruộng.
Đến với các vùng quê vốn được coi là làng cổ có nét đặc trưng lâu đời, “nếp sống cũ” đã dần thay đổi gấp gáp, áp lực hơn. Làng Phú Lễ (huyện Thạch Thất) từng được biết đến với tên gọi độc đáo là “làng môi đỏ” bởi tập tục ăn trầu, ngày nay chẳng còn mấy ai mặn mà với chuyện trồng thêm hàng cau, giàn trầu. Thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng “mọc” lên như nấm chiếm hết quỹ đất sân vườn. Những đám cưới huyền thoại nhà trai mua hơn 2.000 quả cau chia cho cả làng thể hiện “tình làng nghĩa xóm”, miếng cau lá trầu trong lễ cưới thôn quê nồng nhiệt tiếp khách dần mất đi.
Bà Nguyễn Thị Hải (hơn 70 tuổi) sống ở làng Phú Lễ tiếc nuối: “Ngày xưa cả làng biết nhau, hễ ai có chuyện là tích cực giúp đỡ, kể cả ma chay hiếu hỷ không ai bảo ai mọi người tự động đến giúp gia chủ. Hàng xóm hôm nào còn chạy sang nhờ đón con, bị ốm nhờ láng giềng giúp đỡ nay trở nên xa lạ. Đi trên đường làng giờ gặp những cái gật đầu lạnh lùng, nhiều nhà cao tầng đóng cửa im ỉm suốt ngày ít giao tiếp, thế nên miếng trầu giờ đây không còn là đầu câu chuyện nữa, cũng qua rồi thời láng giếng gần chỉ cách nhau một dậu mồng tơi xanh rờn”.
Cũng phải nhắc tới nhiều năm nay, thế hệ trẻ ở làng xã hầu như được học hành đầy đủ, khi trưởng thành, không như cha ông ngày trước, rất nhiều người trong số họ vượt qua lũy tre làng dấn bước vào cuộc mưu sinh. Kinh tế phát triển nhanh chóng, lối sống không theo kịp dẫn đến những vấn đề xã hội nhức nhối đang từng ngày, từng giờ diễn ra làm mất dần “đất lề, quê thói”. Hiện trạng đó đã và đang đặt ra hàng loạt những thách thức không nhỏ như: ô nhiễm môi trường, sự quá tải về lao động nhập cư, khủng hoảng về lối sống, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội.
Ngày nay chẳng còn xa lạ cảnh tượng các chàng trai trẻ tóc nhuộm xanh đỏ, áo quần thời thượng, ngồi trên xe gắn máy rú ga ầm ầm phóng trên đường làng, phun khói mịt mù vào mấy cụ ông cụ bà đang chống gậy nơi đầu ngõ. Hì̀nh thức vay lãi, tín dụng đen len lỏi vào ngóc ngách các làng quê, thanh niên sẵn sàng trộm cắp tài sản công cộng tại các nhà văn hóa hay chính hàng xóm nhà mình. Bức xúc trước những tệ nạn ngày càng gia tăng ở làng quê mình, ông Hà Sĩ Diệp (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) cho biết: “Vài năm nay hình thức cho vay nặng lãi thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã, nổi cộm lên là tín dụng đen trà trộn vào từng đường thôn, ngõ xóm.
Nhiều thanh niên đi dán tờ rơi cho vay nợ với lời mời chào hấp dẫn, thủ tục vay vô cùng lỏng lẻo vì thế nhiều người dễ dàng sa bẫy dẫn đến các đối tượng siết nợ, bà con vô cùng bức xúc, những cuộc cãi vã đòi nợ giữa những người trong làng với nhau mất hết tình làng nghĩa xóm”.
Nghề truyền thống trước nguy cơ bị đô thị hóa “cưỡng bức”
Theo quy hoạch chung xây dựng, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh. Các đô thị vệ tinh đều được quy hoạch ở khu vực ngoại thành, nơi cộng đồng dân cư sinh sống theo tổ chức không gian làng. Thực trạng hiện nay, khi đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, một trong những đặc trưng của văn hóa làng đang dần bị biến đổi vô cùng đáng tiếc đó là làng nghề truyền thống dần mất đi hoặc đang sống một cách lay lắt.
Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng với những giá trị văn hóa đặc sắc. Với mức độ đô thị hóa rất nhanh nhưng theo kiểu “ăn xổi, ở thì” chính là nguyên nhân làm mai một hoặc mất đi một số làng nghề. Cơn bão kinh tế thị trường với sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều mặt hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là một điểm tích cực, nhưng nó cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không “chịu nổi” sức cạnh tranh.
Số thợ lành nghề, các nghệ nhân đã ở tuổi xưa nay hiếm, còn lớp trẻ chưa thật sự có tình yêu với nghề truyền thống. Hầu hết họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn, bởi vậy mối quan hệ của người dân trong làng nghề vì thế cũng thưa thớt dần. Chính vì vậy, trước biến cố của thời gian, nhiều làng nghề đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Các sản phẩm truyền thống khi làm ra không có thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh. Dẫu sao nhiều người cũng rất quyến luyến nghề của tổ tiên nhưng họ cũng đành dứt bỏ. Điển hình như vài năm trước đây, cứ đến ngày nghỉ, người dân Thủ đô náo nức về làng Bát Tràng chọn những sản phẩm gốm đẹp mang về để trang trí, để tặng anh em bạn bè, thì giờ đây, số lượng khách hàng thưa thớt dần bởi tính công nghiệp hóa trong sản xuất làm mất đi nét đẹp của sản phẩm làng nghề.
Thợ chính không còn nhiều, Bát Tràng chỉ còn tập trung đông nhất vào những dịp nghỉ, khi các bạn trẻ từ nội thành đến để trải nghiệm tự mình tập làm thợ gốm. Không chỉ riêng Bát Tràng, những làng nghề khác như làng mây tre đan Bình Xá (Thạch Thất) có tuổi đời gần 100 năm, từng là nghề cứu đói, cứu khổ cho người dân vùng quê nghèo nhưng vài năm trở lại đây sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ đẩy làng nghề đứng trước nguy cơ mai một.Nghĩ về nghề những nguy cơ, người dân Bình Xá không giấu nổi sự lo lắng, vì đây vốn là nghề truyền thống của địa phương, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, mà còn góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc nói chung.
Khi quá trình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra một cách tự phát mà chúng ta không kiểm soát được, nếu không cẩn thận nó sẽ trở nên nham nhở, lưng chừng hay tạo ra sự lãng phí đáng tiếc, do đó thiết nghĩ cần phải có biện pháp bảo tồn những giá trị truyền thống của làng, vừa đảm bảo văn minh vừa lưu giữ được giá trị truyền thống.
N.Hoa – P.Ngân
Kỳ cuối: Giải pháp nào gắn bảo tồn với phát triển?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57