--> -->

Gieo chữ nơi lưng chừng trời

Giữa lưng chừng trời, quanh năm mây mù bao phủ,cái đói cái nghèo vẫn bủa vây từng nóc nhà, thôn, bản xã Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai). Khó khăn là vậy nhưng ngày ngày tại các điểm trường nơi đây các thầy cô giáo miền xuôi vẫn cần mẫn ươm mầm cho thế hệ trẻ.

Cơ sở vật chất khó khăn

Cách thành phố Lào Cai hơn 80km, Ngãi Thầu là xã biên giới của huyện Bát Xát, nằm trên cao chót vót. Dẫu được lãnh đạo phòng Giáo dục Đào tạo huyện Bát Xát dẫn đường nhưng phải mất hơn 4 giờ, chiếc xe gầm cao mới bò lên tới Trường tiểu học xã Ngải Thầu. Từ trung tâm huyện, chúng tôi men theo đường tỉnh 158, con đường càng lúc càng hẹp dần, chưa hết đoạn cua tay áo này lại sang đoạn cua tay áo khác khiến người ngồi trên xe hết nghiêng sang trái lại đổ sang phải. Đi hơn 50km, xe bắt đầu qua một khu rừng, nhiệt độ đột ngột giảm và cái lạnh ào ạt đến. Qua xã Y Tý, Ngải Thầu đón chúng tôi bằng một bầu trời đặc quánh mây mù. Suốt mấy chục cây số đường lên Ngải Thầu, chúng tôi như đang ở trên những đám mây bồng bềnh. Càng lên cao, mây và sương càng dày hơn. Bác tài phải giảm tốc hết mức, đèn mù được bật lên, còi xe nhấn liên tục. Ấy thế mà, thi thoảng tôi không khỏi thót tim khi ngay trước mặt lù lù một chiếc công nông từ trên đỉnh dốc lao tới. Con đường nhỏ, một bên là vách đá một bên là vực sâu buộc xe phải lùi lại nhường đường. Trường tiểu học Ngải Thầu hiện ra giữa mù sương. Trong cái lạnh cắt da, từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba má ửng hồng do nẻ tò mò nhìn những người khách lạ.

58453

58452

Chủ tịch xã Lồ A Xính giới thiệu với chúng tôi rằng, Ngải Thầu là xã vùng cao biên giới với địa hình  phức tạp, đường giao thông đi lại hết sức khó khăn, dân cư ở rải rác trên những triền núi, sống hoàn toàn bằng nghề nông. Xã có 7 thôn bản với 362 hộ (100% dân tộc H’Mông) với 1.810 nhân khẩu. Toàn xã có 500 học sinh đến trường ở 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trường tiểu học Ngải Thầu có cán bộ giáo viên và học sinh nhiều nhất với 295 học sinh ở 19 lớp, tất cả học sinh đều phải ở nội trú.

Hết giờ học các em phải tự nấu ăn

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bát Xát tiếp lời, toàn huyện có 83 trường học trong đó hầu hết thuộc xã nằm trong diện 135 (xã nghèo) với hơn 2.000 giáo viên, nhu cầu nhà ở công vụ, nhà lưu trú cho học sinh rất lớn nhưng do điều kiện ngân sách hạn chế nên chỗ ở, sinh hoạt, học tập của thầy và trò rất khó khăn. Xã Ngải Thầu cũng không nằm ngoài khó khăn chung ấy. Trường có 27 giáo viên đều có gia đình riêng, hoặc bố mẹ ở xa nên tất cả đều có nhu cầu về chỗ ở. Cá biệt có trường hợp cả hai vợ chồng giáo viên đều cắm bản, con cái phải sống với ông bà. Nếu không có tình yêu con trẻ, tâm huyết với nghiệp trồng người thì các thầy cô không thể bám trụ nơi đây.

Kiên trì cắm bản

Giữa cái rét như cắt từng thớ thịt khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới 5 độ C, anh Phạm Đức Vinh, Hiệu phó Trường tiểu học Ngải Thầu trải lòng: Sinh ra và lớn lên ở huyện Vụ Bản ( Hà Nam), một lần lên thăm ông bà đi khai hoang ở Bát Xát, những ánh mắt trẻ thơ trong trẻo nơi đây đã hút hồn anh. Học hết lớp 12, anh nộp hồ sơ vào Trung cấp sư phạm Lào Cai. Năm 2000, tốt nghiệp ra trường, giữa nhiều lựa chọn, anh xung phong lên Ngải Thầu. “Những ngày đầu tiên cắm bản buồn và nhớ nhà vô cùng. Ở nơi mà quanh năm mây mù, không điện, không nước, bà con sống tự cung tự cấp, khiến tôi cũng nản. Có những hôm đi vận động trẻ đến trường, được chủ tịch xã dẫn đi bản, tôi sức trai mà chùn chân mỏi gối mới gặp được ngôi nhà sàn thấp lè tè bên vách núi. Mừng lắm nhưng cũng buồn ngay vì hầu hết người trong nhà không biết nói tiếng Kinh. Mọi cuộc đối thoại đều thông qua chủ tịch xã. Họ bảo, “chưa ấm cái bụng thì chưa cần tìm con chữ”, nên cho dù chúng tôi vận động thế nào, họ cũng không cho con em đến trường, anh Vinh kể lại những ngày đầu lập nghiệp.

“Đêm nằm ở lán bên trường học, gió rít từng hồi, đêm tối mịt mùng, tôi đã từng nghĩ sẽ bỏ nghề. Nhưng chỉ sáng mai thôi, nhìn thấy ánh mắt trong veo của mấy học trò… lòng tôi lại vui trở lại. Và tôi hiểu, việc gieo chữ nơi phên giậu Tổ quốc này, cần lắm sự kiên trì”, anh Vinh nói.

Học sinh trường tiểu học Ngải Thầu tại điểm trường chính

Đến giờ anh Vinh cũng không ngờ đã gắn bó với nơi này mười năm có lẻ. Anh bảo, từ năm 2005 khi đường điện được kéo về các bản, nhận thức của người dân cũng đã tốt hơn. Việc vận động trẻ đến trường không còn khó khăn như những ngày đầu.

“ Nơi này đã cho tôi tìm thấy một nửa cuộc đời mình. Vợ tôi sau khi sinh cháu thứ 2 xin được về dạy ở vùng thấp hơn. Còn tôi, xác định cắm bản lâu dài nơi này, vợ ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm bố nuôi hai con. Nhiều lúc, về nhà con gái hỏi, bao giờ bố lại về mà rớt nước mắt. Tiền bạc sao bù đắp được thiệt thòi cho con trẻ? Nhưng cứ nghĩ đến đám trẻ vùng cao còn khó khăn hơn con mình, tôi lại ngược đèo, ngược dốc để lên bản”,  giọng anh Vinh trùng lại.  

Ở ngôi trường này, mỗi thầy cô một hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều rất trẻ và đều đam mê trồng người. Trong gian phòng bằng nứa lá dựng tạm bên bìa rừng, sát trường học, cô giáo Lý Thị Hiên, quê Thái Bình kể, tốt nghiệp trung cấp sư phạm cô xung phong lên đây. Việc đầu tiên để trụ lại nơi này là phải chịu khó, chịu khổ và chịu rét, đặc biệt là phải biết uống rượu. Người dân tộc chân chất, thật thà nhưng cũng khái tính. “Ngày đầu tiên em xuống bản, đến nhà nào cũng “ mời cô giáo uống rượu”. Theo thói quen dưới xuôi em chỉ nhấp nhấp lấy lệ. Vậy là chủ nhà “ không ưng”. Mất ba tháng sau được đồng nghiệp dạy uống rượu, dạy cách nói chuyện với người H’ Mông em mới dám quay trở lại bản”, cô Hiên nói. Giờ thì Hiên đã lấy chồng, cũng gửi con về cho bố mẹ ở quê chăm. Mỗi năm Hiên chỉ có 3 tháng hè trọn vẹn dành cho gia đình.

 “Nhớ chồng, nhớ con lắm chị ơi. Áy náy vì không làm tròn bổn phận làm mẹ, làm vợ nhưng nghiệp gắn vào thân mất rồi. Em yêu lũ trẻ, yêu công việc này nên đang tính sẽ xin chuyển chồng, con lên đây đoàn tụ”,  cô giáo Hiên tâm sự.

Chưa kịp uống hết với nhau chén rượu mầm thóc thì biển mù đã dày đặc kèm những cơn mưa rừng khiến đã rét càng thêm buốt, cả trường học bỗng chốc chìm nghỉm trong sương, chẳng còn nhìn rõ mặt người đối diện. Bác tài xế giục chúng tôi xuống núi, chậm chút nữa thôi là không thể về. Dọc đường đi, từng tốp cô giáo tiểu học, mầm non khăn áo lùng bùng tránh mưa, tránh rét hối hả trở về nhà . Họ trở về để tiếp thêm nhiệt huyết cho tuần sau trở lại với công việc trồng người nơi biên ải. Cứ thế, cứ thế từng thế hệ học trò vùng cao lớn lên bên sự yêu thương, tận tụy của các thầy cô miền xuôi.

N. Huyền

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Jannik Sinner đánh bại Carlos Alcaraz, lần đầu đăng quang Wimbledon

Jannik Sinner đánh bại Carlos Alcaraz, lần đầu đăng quang Wimbledon

Trên sân trung tâm All England Club, Jannik Sinner đã vượt qua Carlos Alcaraz với tỷ số 4-6, 6-4, 6-4, 6-4 để lần đầu tiên đăng quang Wimbledon, đồng thời trở thành tay vợt nam người Ý đầu tiên trong lịch sử giành chức vô địch tại giải Grand Slam trên mặt sân cỏ danh giá bậc nhất thế giới.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Chelsea đè bẹp PSG 3-0, lên ngôi vô địch FIFA Club World Cup 2025

Chelsea đè bẹp PSG 3-0, lên ngôi vô địch FIFA Club World Cup 2025

Trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2025 diễn ra rạng sáng 14/7 (giờ Việt Nam) trên sân vận động MetLife, Chelsea đã có màn trình diễn thuyết phục để đánh bại Paris Saint-Germain (PSG) với tỷ số 3-0, qua đó lần thứ hai giành chức vô địch tại giải đấu danh giá nhất dành cho các câu lạc bộ vô địch các châu lục.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp sau sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp sau sắp xếp bộ máy

Thừa lệnh Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương mới đây đã ký Công văn số 4832 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
“Dịu dàng màu nắng” tập 30: Nghĩa sốc nặng khi chứng kiến Xuân và sếp Phong thân mật giữa đồi chè

“Dịu dàng màu nắng” tập 30: Nghĩa sốc nặng khi chứng kiến Xuân và sếp Phong thân mật giữa đồi chè

Tập 30 của bộ phim “Dịu dàng màu nắng” lên sóng tối 14/7 trên VTV1, mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả khi mối quan hệ tay ba giữa Xuân - Phong - Nghĩa bắt đầu rơi vào trạng thái căng thẳng, nhiều hiểu lầm và đau lòng.
Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng

Hôm nay (14/7), giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi nhu cầu tiêu thụ dầu mùa hè vẫn hỗ trợ giá. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.

Tin khác

Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp. Cụ thể, Sổ tay gồm 2 phần: Phần 1, thẩm quyền, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp xã. Phần 2, là trình tự, thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai.
Infographic: Hà Nội xanh - sạch - đẹp chào đón Quốc khánh 2/9

Infographic: Hà Nội xanh - sạch - đẹp chào đón Quốc khánh 2/9

Hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, chiến dịch "Hà Nội Xanh - Sạch - Đẹp" được triển khai với mục tiêu kiến tạo môi trường sống trong lành, bền vững cho Thủ đô. Nhiều mục tiêu chính của chiến dịch, từ dọn dẹp công cộng, trồng cây xanh, giảm thiểu rác thải nhựa đến sự tham gia của các đội tình nguyện và lợi ích cộng đồng, kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay xây dựng một Hà Nội tươi đẹp.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và giông; ngày nắng. Gió nhẹ.
Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Nhằm bảo đảm hoạt động vận tải hành khách công cộng thích ứng với phương án tổ chức giao thông mới tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đã quyết định điều chỉnh lộ trình của hai tuyến xe buýt số 49 và 56A.
Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Ngày 12/7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Hà Nội cho biết đã xác minh và ra quyết định xử phạt đối với tài xế xe tải vì hành vi điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định trên đường Lê Đức Thọ để quay đầu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa

Dự báo ngày 12/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, trời mát, đêm và sáng có mưa vừa và rải rác có dông.
Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nội đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Infographic này sẽ điểm danh 6 hành vi vi phạm môi trường phổ biến nhất, từ xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nước đến tiếng ồn và quản lý chất thải nguy hại, nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, tổ chức.
Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Dưới đây là tổng hợp 14 vi phạm giao thông thường gặp nhất tại Hà Nội, từ những lỗi nhỏ như vượt đèn vàng đến các hành vi nguy hiểm như uống rượu, bia khi lái xe hay lạng lách, đánh võng,... Người dân cần nắm rõ các quy định này để tham gia giao thông an toàn và tránh bị xử phạt.
Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng

Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng

Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đang gây ra những tai nạn nghiêm trọng tại Hà Nội. Mặc dù các biện pháp xử lý đã được tăng cường, nhưng không ít người dân vẫn thiếu ý thức. Cần có sự quyết liệt từ cơ quan chức năng và sự tự giác từ người tham gia giao thông để giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động