Giấy dó cuộc hành trình trở về: Còn nỗi lo mai một của làng nghề (Kỳ 3)
Kỳ 2: Giấy dó cuộc hành trình trở về: Hồi sinh trong nghệ thuật | |
Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1) |
Nghề làm giấy thủ công nước ta đã có lịch sử 8 đến 9 trăm năm, nhưng nghề làm giấy sắc cho nhà Vua phong công, phong thần thì mới có khoảng hơn 300 năm. “Sắc phong” theo tiếng Hán - Việt là lệnh bằng văn bản (hay còn gọi là sắc chỉ) của nhà Vua ban chức tước cho quý tộc, quan chức dưới các triều đại phong kiến xưa. Còn “Sắc phong thần” là một dạng sắc chỉ mà nhà Vua phong tặng, xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền, miếu, từ đường.
Làng Nghè, tức làng Trung Nha (Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội) xưa kia nổi tiếng với sản phẩm giấy sắc. Bây giờ tới Nghĩa Đô, dấu tích của nghề giấy sắc còn lại chẳng là bao. Những thợ giỏi lần lượt qua đời, chỉ còn lại vài người biết được quy trình làm giấy sắc.
Dó xưa phơi trắng các làng nghề... (Ảnh Bảo Thoa) |
Nghệ nhân Lại Phú Thạch, bậc hậu nhân của làng nghề giấy sắc phong ở Nghĩa Đô chia sẻ về quy chuẩn của nghề giấy sắc phong xưa và việc bảo tồn nghề giấy sắc phong hiện nay.
Ông Lại Phú Thạch cho hay, sản phẩm dó mà dòng họ Lại làm đã ngừng sản xuất từ năm 1942, hiện tại đã không làm nữa nhưng trong gia đình vẫn có kỹ thuật để sản xuất, đưa tầm bền vững của giấy dó lên cao rất nhiều, thể nhưng sản phẩm lại không có người sử dụng.
Ngày xưa, làm giấy sắc phong cho triều đình, nghề giấy rất hưng thịnh, nhưng đời này qua đời khác, không ai còn sử dụng loại giấy này. Cho đến cách đây 10 năm mới có người đến hỏi mua giấy nhưng lúc đó cha ông Thạch đã ngoài 80, và chỉ còn mình ông Thạch còn học và lưu giữ kỹ thuật làm giấy sắc phong.
“Nếu là sản phẩm văn hóa Hà Nội thì rất mong các ngành quan tâm có biện pháp để giữ lại kỹ thuật truyền thống, chứ nghề này bây giờ không còn là nghề có thể mưu sinh. Đến đời tôi chỉ còn có một mình tôi, tôi dám chắc rằng đến đời con cháu tôi sẽ không ai làm vì không đảm bảo cuộc sống”, ông Thạch trăn trở bằng giọng buồn rầu mang nhiều nuối tiếc.
Giấy dó là một sản phẩm hoàn chỉnh của một nghề truyền thống, nhưng nó lại là nguyên liệu cho rất nhiều nghề truyền thống khác. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, người rất tâm huyết với chất liệu truyền thống trong hội họa đã mang nhiều trăn trở về sự mai một của nghề làm giấy sẽ dẫn đến sự mai một của nhiều làng nghề khác.
Theo ông, giấy dó có đầy đủ và nhiều tố chất mà giấy khác không có, đó là chất liệu về mặt giá trị thẩm mỹ và ứng dụng trong nghệ thuật rất thuận lợi, được họa sỹ ưa thích. Các khách hàng mua tranh cũng thích chất liệu này trong việc thể hiện khác biệt, mộc mạc hơn, dung dị hơn tranh lụa hoặc một số tranh khác.
Tuy nhiên giấy dó chưa đáp ứng được nhu cầu chung của xã hội thời nay. Xã hội chưa được biết đến và ứng dụng giấy dó trong đời sống hàng ngày, trong hàng hóa mà chỉ biết ứng dụng trong một phạm vi nhỏ hẹp như đề cập chung đến nghệ thuật, ảnh hưởng đến ngành sản xuất không nhiều lắm.
“Để ngành giấy dó phát triển được, tuy là quan tâm đến văn hóa đời sống, nhưng chúng ta lại là người đi chinh phục…mục tiêu của người sản xuất là làm sao ảnh hưởng giá trị thẩm mỹ và độ bền về chất liệu đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn cả trong nước và quốc tế. Chúng ta cũng chưa xuất khẩu được nhiều để các họa sỹ nước ngoài có thể mua. Nhu cầu của các làng nghề là cần thị trường, nếu không có thị trường thì giấy dó có quý giá đến mấy cũng thu gọn lại phục vụ một số lượng không đáng kể, sẽ dần bị mai một đi rất nhanh”.
... nay, dó chỉ còn xuất hiện chủ yếu trong các triển lãm. (Ảnh Bảo Thoa) |
Theo họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức, trước dây, ngoài việc vẽ tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống thì còn có nhiều việc dùng đến giấy dó như làm đèn trung thu, đèn treo, …ứng dụng hiện nay bị hạn chế rất nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi, loại cũng ít, chất lượng chưa phù hợp. Hiện nay đến 80% các làng nghề sống được là nhờ sự phá vỡ truyền thống. Ví dụ như làng nghề sơn mài, làng nghề dệt, gốm Bát Tràng… một số các làng nghề khác để sống được phải làm thay đổi các quy trình tạo ra các sản phẩm không còn mang tính thuần Việt nữa.
Sâu sa hơn, không chỉ sự mai một khiến cho làng nghề mất đi mà họa sỹ Đào Mạnh Đức còn lo lắng: “Chúng ta phải hiểu rằng tất cả các làng nghề tạo nên văn hóa sử dụng của cả nước, không phải từ nước ngoài mang về. Giá trị văn hóa của các làng nghề không phát triển được hoặc phát triển sai lệch thì chúng ta bị mất văn hóa. Ví dụ như làng Đồng Kỵ, Sơn Đồng…nếu như để cho nước ngoài họ làm, đục theo khuôn mẫu của họ… thì sẽ tạo ra các sản phẩm mang nét văn hóa nước ngoài, vô hình chung làm thay đổi cấu trúc sử dụng của người Việt, ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt. Người sản xuất ra lại là sản phẩm mang văn hóa nước ngoài thì rõ ràng văn hóa của Việt Nam đang bị chi phối.
Chị Ngô Thu Huyền, truyền nhân là nghề giấy dó làng Dương Ổ cho biết, thực trạng nghề giấy hiện nay, những khó khăn mà ngành giấy có thể đáp ứng cho việc bảo tồn giá trị tri thức xưa và phục vụ cho mỹ thuật đương đại đang tồn tại rất nhiều việc phải làm. Theo chị Huyền, ngành giấy truyền thống đang gặp khó khăn bởi việc thu mua nguyên liệu khó, việc lựa chọn nguyên liệu cũng không được tốt như trước. Ngày xưa có những vùng chuyên canh trồng cây dó, nhưng hiện nay không còn vùng chuyên canh, cho nên rất khó khăn cho người mua nguyên liệu và người sản xuất còn bị ép giá, chất lượng dó cũng không tốt, có nhiều tạp chất.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất hiện nay phải dùng máy để tiết kiệm sức người, giảm chi phí, kéo theo phải điều chỉnh chất lượng giấy sao cho phù hợp với người tiêu dùng. Còn nếu dùng sức người làm với chất lượng truyền thống thì chi phí tăng, giá cả tăng, khó đến với người tiêu dùng. Đó là trăn trở nhất đối với người làm nghề.
PGS.Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội thì cho biết: Người làng Bưởi làm giấy dó nhưng tầu seo giấy lại được người làng Xuân Đỉnh là bằng tre. Khi nghề giấy mai một thì nghề làm tầu seo cũng thất nghiệp theo.
Cùng những trăn trở về sự mai một của các làng nghề làm giấy dó, nhiếp ảnh gia Lê Bích, người đã đi khắp các làng nghề để chụp ảnh, lưu giữ những tài liệu về nghệ Việt qua từng bức hình tâm sự: Giấy dó ứng dụng ở tranh Hàng Trống, Đông Hồ đã trở thành một sản phẩm độc nhất vô nhị trên thế giới.
Ở Cao Bằng làng nghề giấy dó của người Nùng nhưng theo Lê Bích, hiện nay đã không còn cây dó nên người dân tộc Nùng phải dùng cây dướng để làm giấy khổ nhỏ 20x20, chỉ dùng vào việc cúng tổ tiên, viết, lau bát trong ngày giỗ. Hiện nay nghề cũng mai một và chỉ còn có 3 nhà làm nhưng cũng không sống được bằng nghề.
“Hàn Quốc có ngành công nghiệp giấy dó và sản phẩm được bán ở siêu thị Nhật Bản cũng có siêu thị giấy dó và nhiều sản phẩm đa dạng làm từ giấy dó như sổ sách, giấy vẽ, túi đựng đồ lưu niệm… chúng ta nên học hỏi từ họ”, nhiếp ảnh Lê Bích nói.
Bảo Thoa
Kỳ 4: Hồi sinh giấy dó: Một cây làm chẳng nên non
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05