Giấy chuyển viện…
Đề xuất tăng thời hạn sử dụng giấy chuyển viện Tử vong không rõ nguyên nhân khi chuyển viện Kiến nghị Bộ Xây dựng “gỡ vướng” quy định về suất vốn đầu tư cho bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho hay, cử tri có ý kiến rất nhiều về việc đi khám bệnh, bệnh nhân phải đi xin giấy chuyển viện là "rất phiền toái, rất mất thời gian, rất mệt mỏi". Vì vậy, đại biểu cho rằng, hiện công nghệ thông tin đã tiến bộ và việc liên thông các kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh đã khá thông suốt.
Ảnh minh họa. |
Hiện tại, hơn 93% dân số Việt Nam đã có BHYT thì việc có thêm “barie” đi xin giấy chuyển viện rất nên được bãi bỏ. Đại biểu Trí cũng đề nghị, nên đẩy mạnh tiến hành thông tuyến, thực chất hơn nữa và trong lần sửa đổi Luật BHYT tới phải làm sao để người có BHYT muốn khám chữa bệnh ở đâu cũng được, phù hợp với tình trạng bệnh tật, chất lượng khám, chữa bệnh, thời gian đi lại, điều kiện chăm sóc… Theo đại biểu, phải coi đây là nội dung sửa đổi quan trọng nhất trong lần sửa đổi này.
Những kiến nghị, đề xuất của đại biểu Trí và một số đại biểu Quốc hội liên quan đến BHYT trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là rất hợp lý. Dù hiện nay, Chính phủ và các cấp, ngành đang đẩy mạnh số hóa để tiến tới mô hình Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số, nhưng thực tế hệ thống Y tế, đặc biệt liên quan đến vấn đề giấy chuyển viện, chuyển tuyến trong hệ thống bệnh viện công vẫn chưa hề số hóa. Muốn chuyển từ bệnh viện cấp huyện/quận lên cấp tỉnh/thành và từ tỉnh/thành lên tuyến bệnh viện Trung ương, thay vì cái “nhấp chuột” thì vẫn phải dùng phương pháp “thủ công” là giấy chuyển viện. Cách làm này vừa mất thời gian, vừa rườm rà không phù hợp với xu thế số hóa.
Còn vấn đề người dân đã có BHYT thì phải quy định muốn khám, điều trị ở đâu cũng được. Đây là một kiến nghị rất xác đáng, nhân văn, song xét về hạ tầng và trình độ y tế giữa các tuyến hiện nay, áp dụng trong hiện tại và tương lai gần là điều không dễ dàng. Vẫn biết, dù ngành Y tế đã có những đổi mới, nhưng thực tế hệ thống dịch vụ (trang thiết bị) cũng như trình độ y, bác sĩ của tuyến địa phương vẫn chưa thể bằng tuyến Trung ương.
Trong bối cảnh, các bệnh viện đang khuyến khích theo mô hình tự chủ tài chính, nếu bỏ quy định khám, chữa đúng tuyến thì chắc chắn người dân sẽ dồn lên các bệnh viện lớn. Khi đó sẽ nảy sinh các vấn đề, quá tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố; đặc biệt là tuyến Trung ương, còn các bệnh viện tuyến cơ sở cũng sẽ thiếu hụt nguồn thu có thể dẫn đến khủng hoảng về thu nhập. Bởi thế, điều kiện cần và đủ trong thời gian 5-10 năm tới, ngành Y tế cần “phủ sóng” về dịch vụ lẫn chất lượng tuyến bệnh viện cơ sở một cách hiện đại, chất lượng thì khi đó người dân có quyền lựa chọn khám, điều trị bằng BHYT ở đâu họ muốn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25