Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cơ quan chức năng vào cuộc
“Canh” trước 6 tiếng để có chỗ ngồi | |
Hàng nghìn người chen nhau dâng sao giải hạn ở Tổ đình Phúc Khánh |
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc dâng sao giải hạn xuất phát từ cổ xưa: Con người là một bộ phận của vũ trụ. Khi sinh vào năm, tháng, ngày, đêm sẽ chiếu với một sao chiêm tinh.
Trong số các sao đó cũng có những sao mang lại điều xấu và sao mang lại điều tốt. Từ đó bản mệnh của mỗi người sẽ ứng với mỗi vị sao. Trên cơ sở lý luận, vấn đề sao chiếu mệnh không phải là mê tín dị đoan mà là thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người.
Cũng từ đó, hình thành phong tục cúng sao giải hạn, chứng tỏ không thể tránh khỏi môi trường nhưng cũng có cách khắc phục. Bên cạnh lễ cúng sao giải hạn đầu năm, mọi người còn làm lễ cầu an cầu mong sự yên bình trong cộng động. Đó là nguyện vọng tốt đẹp của mỗi người, và mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng.
Người dân lên chùa chỉ nên cầu an để tránh bị trục lợi. ảnh: Phương Ngân |
Nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc là bản năng của con người, là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thuở sơ khai. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều người tin rằng cứ bỏ nhiều tiền ra để làm lễ cúng là có thể “giải hạn” được cho bản thân và cả gia đình. Đứng lẫn trong đám đông tại chân cầu vượt Ngã Tư Sở, chắp tay hướng về phía chùa Phúc Khánh, một bạn trẻ cho biết năm nay mình dính “sao Kế Đô”, nếu không giải hạn sẽ gặp ốm đau, bệnh tật, ám muội, thị phi…. Vì thế, bạn trẻ này quyết tâm chờ trực đến đăng ký cúng sao giải hạn. “Không cúng nhỡ xảy ra chuyện gì thì hối không kịp”, bạn trẻ khẳng định.
Tương tự, một phụ nữ trung niên cho biết, năm nay chị bị saoThái Bạch chiếu mạng. Trong gia đình còn có chồng, 4 người con và 2 đứa cháu, đều “sao xấu” nên chị chờ trực để làm lễ cúng sao giải hạn cho cả gia đình một thể. Chị cũng cho biết dự định lễ giải hạn năm nay cho cả gia đình hết khoảng 5-7 triệu đồng.
Tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều người có quan điểm khác với việc làm này. Bà Đỗ Thị Huế (Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) đưa ra quan điểm: Nếu như tất cả những ai đi “giải hạn” đều tai qua nạn khỏi, những ai không đi đều gặp chuyện xấu thì chẳng khác nào người trần có thể mặc cả với thánh thần để mua sự bình an.
Điều này là rất vô lý! Cúng sao giải hạn là một thói quen văn hóa tâm linh của người dân, nó đảm bảo sự thanh thản về mặt tinh thần chứ không thể hóa giải mọi tai nạn. Gia đình tôi năm nào cũng làm lễ tại nhà và thấy yên tâm. Quan trọng là đừng làm điều xấu, mọi sự sẽ bình an.
Chiều 20/2, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký Văn bản số 591/BVHTTDL-VHCS gửi Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc tăng cường thực hiện văn minh lễ hội và các cơ sở thờ tự Phật giáo. Theo đó, tăng cường công tác tuyên truyền về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. |
Chung quan điểm này, anh Trịnh Hùng (Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng cho biết, nhiều người bỏ ra số tiền lớn cúng sao giải hạn là hành động mê tín dị đoan.
Điều kỳ lạ là giờ đây thế hệ trẻ toàn nam thanh nữ tú lại tin vào vận hạn, thật đáng lo ngại. “Lẽ ra họ phải là những người biết tiếp thu nền văn hóa hiện đại, có tín ngưỡng nhưng phải khoa học.
Hãy nhìn những người đổ về chùa chiền cúng sao giải hạn mà xem, đa số là người trẻ tuổi. Liệu họ đã hiểu gì về nghi lễ, về văn hóa tâm linh hay chỉ làm theo đám đông?. Và ai sẽ được hưởng lợi từ việc cúng sao giải hạn này?”, anh Hùng băn khoăn đặt câu hỏi.
Theo Đại Đức Thích Chân Phương, trụ trì chùa Viên Đức, thay vì hành xử một cách mê tín dị đoan, các phật tử nên làm theo đúng thành nguyện của đức phật đã răn dạy, làm nhiều việc tốt, việc thiện, tạo phước duyên thì mới tạo được hạnh phúc.
“Nếu chúng ta không làm việc tốt, không tu tâm đức, chỉ làm lễ cầu cúng tức thời thì không có ý nghĩa gì.
Việc dâng sao giải hạn có thể tự làm ở nhà, không cần phải đổ xô đến các chùa chiền cũng như dùng tiền bạc làm lễ lớn. Quan trọng nhất là trong nhà phải bình an, hạnh phúc trước đã”, Thích Chân Phương nói.
Trước tình trạng người người nhà nhà cúng sao giải hạn, đặc biệt là tình trạng phản cảm vừa xảy ra tại chùa Phúc Khánh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn gửi đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam của các địa phương, về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an của Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới.
Trong văn bản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh việc cầu nguyện là bản năng của con người, là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thuở sơ khai. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây đã tồn tại một số thực tế về việc sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ: “Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên.
Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp. Do đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Tăng Ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược sư cầu quốc thái dân an…
Vì sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, không để xã hội hiểu sai về Phật giáo, giữ gìn hình ảnh trí tuệ của Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội phật giáo các tỉnh, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các chùa trong cả nước thực hiện đúng tinh thần của nội dung văn bản chỉ đạo này”.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho rằng biến tướng trong hoạt động cúng, dâng sao giải hạn đang trở nên ngày càng trầm trọng. Mong ước chính đáng của người dân đang bị lợi dụng và biến thành nhiều hoạt động, loại hình dịch vụ để trục lợi.
“Tôi cho rằng nếu như Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục lên tiếng cảnh tỉnh, thậm chí nghiêm cấm việc dâng sao ở các chùa dịp đầu năm thì sẽ giúp cho người dân hiểu, tự nhận thức và có định hướng đúng đắn trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Thể thao 24/01/2025 07:03
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Thể thao 24/01/2025 07:00
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03
Man United vs Brighton: Cuộc chiến cân sức, cân tài
Thể thao 19/01/2025 07:00