-->

Giải quyết ngừng việc lao động tập thể: Kinh nghiệm từ Công đoàn Nghệ An

(LĐTĐ) Theo kinh nghiệm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An, ngay khi cuộc ngừng việc lao động tập thể diễn ra, Công đoàn cần trực tiếp về làm việc với Ban lãnh đạo công ty, đối thoại với người lao động để vận động công nhân quay trở lại làm việc, thương lượng với chủ doanh nghiệp đảm bảo hài hòa quyền lợi của công nhân, lao động và quyền lợi của doanh nghiệp.
Tăng cường phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể Đình công tại Công ty TNHH MTV may mặc Việt Pacific: Cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động

Ngừng việc tập thể có xu hướng tăng

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, năm 2022, tình hình ngừng việc tập thể có xu hướng tăng. Cụ thể, trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021, với tổng số 98.375/182.131 người lao động tham gia. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021; nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Giải quyết ngừng việc lao động tập thể: Kinh nghiệm từ Công đoàn Nghệ An
Cán bộ Công đoàn và chủ doanh nghiệp tại Nghệ An đón công nhân đi làm trở lại sau khi ngừng việc. Ảnh: Quang Đại.

Tuy nhiên, khi xảy ra ngừng việc, các cấp Công đoàn đã chủ động, tích cực tham gia ổn định tình hình, phối hợp với liên ngành hỗ trợ các bên giải quyết, qua đó đa số các đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động đã được doanh nghiệp đồng thuận và cam kết thực hiện.

Tại tỉnh Nghệ An, một trong những địa phương năm 2022 có số vụ ngừng việc tập thể tăng, ông Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 6 cuộc ngừng việc lao động tập thể tại 6 doanh nghiệp trên địa bàn 4 huyện, thành, thị với gần 10.000 công nhân tham gia. Ngừng việc lao động tập thể xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI (chiếm 66,7%) tập trung nhiều ở trong các doanh nghiệp thuộc ngành nghề dệt may và điện tử. Thời điểm xảy ra chủ yếu tập trung vào tháng 1, tháng 2 (trước và sau Tết Nguyên đán), đây là thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu và trả tiền lương, tiền thưởng Tết. Thời gian các cuộc thường kéo dài từ 2 - 7 ngày. Một số cuộc có biểu hiện dây chuyền, lây lan ra toàn tỉnh và tỉnh khác.

Về nội dung kiến nghị của người lao động tại các cuộc ngừng việc lao động tập thể, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết, chủ yếu liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, chất lượng bữa ăn ca; điều kiện làm việc không đảm bảo; thời gian làm thêm giờ nhiều, định mức khoán sản phẩm cao; thái độ, lời nói của người quản lý nước ngoài có lúc chưa chuẩn mực…

Những kinh nghiệm bước đầu

Chia sẻ về kinh nghiệm của LĐLĐ tỉnh Nghệ An trong tham gia giải quyết ngừng việc lao động tập thể, ông Kha Văn Tám cho biết: Khi đình công xảy ra, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các đoàn công tác cấp tỉnh, cấp huyện đã kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết thông qua công tác thương lượng, đối thoại tại doanh nghiệp, không để kéo dài, phức tạp.

Để giải quyết thành công các cuộc đình công không đúng trình tự pháp luật trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh Nghệ An áp dụng một số kinh nghiệm bước đầu trong công tác giải quyết.

Một là, Công đoàn vào cuộc kịp thời và sâu sát địa bàn, ngay sau khi nhận được thông tin các cuộc ngừng việc lao động tập thể. Cụ thể LĐLĐ tỉnh đã kịp thời chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, Công đoàn ngành nơi xảy ra trực tiếp xuống hiện trường để nắm tình hình, ổn định tâm lý, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên ngành xuống trực tiếp địa bàn các doanh nghiệp xảy ra để làm việc với chủ doanh nghiệp và đối thoại trực tiếp với công nhân.

Hai là, Công đoàn trực tiếp về làm việc với Ban giám đốc các công ty, trực tiếp đối thoại với người lao động để vận động công nhân quay trở lại làm việc, thương lượng với chủ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động và quyền lợi của doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động. “Trước khi đối thoại, Công đoàn đã nắm vững thông tin về doanh thu, lợi nhuận và quy mô phát triển của các doanh nghiệp, tìm hiểu các chế độ của các công ty có cùng ngành nghề để trực tiếp đàm phán, thương lượng. Những thông tin này được lấy từ ngành Thuế, các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc chứng minh được doanh nghiệp thời gian qua sản xuất kinh doanh có doanh thu tốt, hay làm ăn có lãi sẽ là căn cứ thuyết phục trong quá trình đàm phán”, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm.

Ba là, có sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan. Trong các vụ việc ngừng việc lao động tập thể tại Nghệ An, LĐLĐ tỉnh phối hợp chặt với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; luôn kịp thời báo tình hình các vụ việc về Tổng LĐLĐ Việt Nam, kịp thời nhận sự chỉ đạo, định hướng phối hợp của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đồng thời có sự phối hợp giữa Công đoàn các tỉnh trong quá trình thương lượng, đàm phán. Đơn cử như khi cuộc ngừng việc lao động tập thể xảy ra tại Công ty VietGlory Nghệ An, thì tại tỉnh Ninh Bình, Công ty ENEGY (có cùng công ty mẹ với Công ty Vietglory) cũng đang diễn ra ngừng việc lao động tập thể và cũng yêu cầu tăng lương. Trong quá trình thương lượng, đàm phán, Công đoàn 2 tỉnh đã sử dụng kết quả thương lượng của tỉnh bạn, sử dụng số đông người lao động tại 2 công ty để đàm phán. “Đây chính là mấu chốt, điểm nhấn quan trọng để giải quyết thành công vụ ngừng việc lao động tập thể kéo dài hơn 6 ngày”, ông Tám cho biết.

Bốn là, sau khi tình hình đình công đã cơ bản giải quyết ổn định thì phải có giải pháp nắm tình hình công nhân tại các địa bàn khác trên toàn tỉnh để hạn chế đình công lan rộng. Đặc biệt, ngay sau tình hình đình công tại các công ty ổn định, LĐLĐ tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai các giải pháp để hạn chế các vụ đình công xảy ra dây chuyền; đồng thời tổ chức 3 cuộc hội nghị để tìm giải pháp phòng ngừa, giải quyết trên địa bàn; chỉ đạo các cấp Công đoàn kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

Năm là, tiếp tục xây dựng mối quan hệ hài hòa với người sử dụng lao động. Sau khi các cuộc ngừng việc lao động tập thể kết thúc, Công đoàn cần tham gia hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện các quy chế, đặc biệt là xây dựng, công khai hệ thống thang bảng lương, quy chế thưởng để công nhân lao động được biết lộ trình nâng lương, hạn chế đình công tự phát.

Nhận định tình hình quan hệ lao động trong thời gian tới sẽ có thể còn diễn biến phức tạp, ngừng việc lao động tập thể có thể sẽ xảy ra tại các doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp ngành may mặc, điện tử do mặt bằng tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp, chế độ sinh hoạt, phúc lợi của các doanh nghiệp không đồng đều, nơi cao, nơi thấp… Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, giữ chân người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và hạn chế thấp nhất việc ngừng việc lao động tập thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đề nghị các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn chủ động nắm tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân, người lao động, làm tốt công tác nắm bắt thông tin, phản ánh của người lao động. Từ đó, chủ động đề xuất với các chủ doanh nghiệp kịp thời giải quyết.

Bên cạnh đó, Công đoàn cần chủ động thiết lập các kênh thông tin như điện thoại đường dây nóng, nhóm Zalo, Facebook... để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động; đồng thời kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động./.

Bảo Duy

Nên xem

Nghệ An thông qua các phương án, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy

Nghệ An thông qua các phương án, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Ngày 7/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An họp để nghe và cho ý kiến vào các nội dung về phương án, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tỉnh.
Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị

Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị

(LĐTĐ) Bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được sắp xếp lại theo đúng quy định pháp luật và theo Kết luận của Bộ Chính trị, gồm 24 đơn vị, trong đó có sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ, giảm 3 đầu mối cấp Vụ.
Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Ngày 20/12/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chính thức banh hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về áp dụng bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, việc áp dụng bảng giá đất mới của Hà Nội đã giúp giá trị đất ở nhiều vị trí sát hơn với giá thị trường, tạo động lực thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và là cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Miền Bắc chuẩn bị bước vào “mùa nồm” kéo dài hai tháng

Miền Bắc chuẩn bị bước vào “mùa nồm” kéo dài hai tháng

(LĐTĐ) Năm nay, mùa nồm được dự báo sẽ kéo dài từ tháng Hai cho tới hết tháng Tư. Để giảm thiểu tác động, các gia đình nên áp dụng những biện pháp chống nồm để bảo vệ sức khỏe và duy trì không gian sống khô ráo, sạch sẽ trong thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Bình Dương: Cần tuyển 38.000 lao động sau Tết

Bình Dương: Cần tuyển 38.000 lao động sau Tết

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần tuyển dụng một lượng lớn lao động để mở rộng sản xuất.
Đưa vào khai thác 10,4 km dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Đưa vào khai thác 10,4 km dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

(LĐTĐ) Ngày 7/2, tại trạm thu phí Bến Lức - Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức Lễ thông xe đưa vào khai thác một số đoạn tuyến thuộc Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng chiều dài 10,4 km.
Vận tải hành khách đảm bảo trong dịp Tết

Vận tải hành khách đảm bảo trong dịp Tết

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng chuẩn bị các phương án nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, không được để bất kỳ người dân nào không có xe về quê đón Tết. Nhờ sự chủ động này, trong dịp Tết Nguyên đán, việc đi lại của người dân được đảm bảo thuận lợi, phương tiện vận tải được chuẩn bị chu đáo.

Tin khác

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

(LĐTĐ) Từ Tết Dương lịch năm 2025 đến nay, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tương đối hài hòa, ổn định. Thành phố luôn quan tâm, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm tình hình chi trả lương, thưởng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

(LĐTĐ) Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất  311 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Ất Tỵ năm 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) 11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động