--> -->

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

Lường trước được “độ khó” của công tác giải phóng mặt bằng, nên ngay từ khi đầu tư, mở rộng quốc lộ 6 dài 21,7 km đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) với tổng số vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, Thành phố đã phải tính thời gian hoàn thành lên tới trên 5 năm (khởi công tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành năm 2027). Thi công gần 22 km, mà thời gian dự kiến hoàn thành lên tới trên 5 năm, và với đà này, chưa chắc đến năm 2027, dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6 hoàn thành đúng kế hoạch.
Tập trung giải phóng mặt bằng đường Tam Trinh và nhiều dự án quan trọng ở quận Hoàng Mai Hiệu quả từ sự đồng thuận

Có anh bạn quê Chương Mỹ, vừa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội thăm gia đình, anh cho hay: Cuối năm 2022, về thăm quê, thấy các bên liên quan tổ chức lễ khởi công dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, lòng mừng rỡ, chắc đà này chỉ mấy năm nữa, về thăm gia đình sẽ được đi trên cung đường phía Tây của Thủ đô rộng thênh thang. Ai ngờ, gần 2 năm trở lại, đường sá vẫn vậy, bóng dáng cao tốc chưa thấy đâu.

Lối gần cầu Mai Lĩnh, chợ vẫn họp đông người, hai bên đường nhà dân vẫn ở, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường, công tác giải phóng mặt bằng hầu như không chuyển động. “Qua tìm hiểu được biết, không chỉ dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6, mà hầu hết các dự án triển khai thời gian qua, cũng như hiện nay, đặc biệt là các dự án có liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng trên phạm vi cả nước, nhất là tại các thành phố lớn, đều bị chậm tiến độ”, anh thắc mắc.

Dù không phải là chuyên gia kinh tế, nhưng nghĩ, vấn đề mà anh đưa ra rất thời sự, đành “thử” luận giải trên góc độ thực tiễn, nên tôi trả lời: “Giải phóng mặt bằng chậm, mấu chốt là do yếu tố giá đền bù. Ví dụ, tại một số nước, giá đất nói chung, giá nhà đất mặt tiền nói riêng, do Nhà nước áp giá không quá cao, thậm chí ngang bằng giá giao dịch trên thị trường. Nên khi có chủ trương thu hồi nhà, đất phục vụ dự án, người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng khá nhanh. Vì số tiền họ nhận đền bù đủ sức mua nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Còn ở ta, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, giá đất của Nhà nước áp giá đền bù và giá thị trường chênh lệch nhau quá lớn. Ví dụ, đất mặt tiền khu vực quận Đống Đa, giá được Hội đồng nhân dân Thành phố quy định khoảng 100 triệu đồng/m2, nhưng giá giao dịch trên thị trường thực tế lên tới 250 đến trên 300 triệu đồng/m2. Hệ quả là, khi tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn”.

Nghe xong anh nói có lý. “Vậy tại sao Nhà nước lại không bàn biện pháp để kéo giá thị trường xích lại với khung giá do Nhà nước ban hành?”, anh hỏi. Và một lần nữa tôi trả lời: Đây là “câu chuyện” kinh tế không đơn giản, nó cũng giống như “bộ ba” lương - thu nhập - giá cả không đồng nhất với nhau, ai cũng biết, song không thể một sớm, một chiều khắc phục được. Bởi vậy, điều kiện cần và đủ, khi thể chế kinh tế thị trường được hoàn thiện, các bất cập về giá được khắc phục, khi đó câu chuyện về đền bù giải phóng mặt bằng sẽ lùi xa.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thanh Trì đã tặng quà tri ân các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong xã.
Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Sau khi sáp nhập từ 4 xã Hoa Viên, Trường Thịnh, Liên Bạt và Quảng Phú Cầu, xã Ứng Thiên (Hà Nội) đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với sự kiện quan trọng này, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của xã cũng đã được kiện toàn, sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, khẳng định vai trò nòng cốt trong giai đoạn mới.
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động