--> -->

Giải pháp phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế

Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”.
Làng nghề Hà Nội phát huy thế mạnh kinh tế hộ gia đình trong dịch Covid-19 Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao Tái cơ cấu, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững

Cơ cấu lại nền kinh tế được xác định là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam là chuyển dần từ tăng trưởng dựa trên tăng số lượng các yếu tố đầu vào sản xuất sang tăng trưởng trưởng dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Để làm được như vậy, Việt Nam cần thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực theo hướng thúc đẩy chuyển dịch tích cực các nguồn lực sản xuất sang các ngành, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh hơn, năng suất lao động cao hơn và đóng góp tốt hơn vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có nguồn lực lao động.

Giải pháp phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế
Toàn cảnh Hội thảo

Theo báo cáo của CIEM, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy, thị trường lao động Việt Nam đã có những cải thiện nhất định về hệ thống chính sách lao động, việc làm, tạo khung pháp lý để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động. Kết quả, giai đoạn vừa qua, thị trường lao động đã có nhiều dịch chuyển tích cực.

Lao động đã dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, từ những công việc không ổn định, bấp bênh (lao động tự làm, lao động gia đình không được hưởng lương) sang những công việc mang tính ổn định, bền vững và đảm bảo hơn; từ những ngành nghề đơn giản sang những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao; từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn. Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã có sự cải thiện rõ rệt, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện đã tăng nhiều so với trước.

Tuy nhiên, nghiên cứu của CIEM cũng cho thấy, thị trường lao động của Việt Nam vẫn bộc lộ không ít bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ đầy đủ các chủ thể trên thị trường lao động. Thị trường lao động Việt Nam nhìn chung vẫn là một thị trường dư thừa lao động; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm trọng về cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế. Lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu; lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, mới đạt 24,5% năm 2020, cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Các định chế trung gian, chính sách an sinh và bảo hiểm của thị trường lao động còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao.

Theo bà Lê Thị Xuân Quỳnh, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM), nguyên nhân dẫn tới hạn chế thị trường lao động Việt Nam là sự thiếu đồng bộ, triển khai chậm: sắp xếp mạng lưới trường lớp chưa đi cùng với hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường lớp; xác định các ngành nghề trọng điểm nhưng chưa có chính sách gắn kết giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp; Cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục chưa đi cùng với tự chủ về con người, về chương trình đào tạo; thiếu nguồn lực để thực hiện; mức tiền lương tối thiểu chưa đảm bảo được cuộc sống; cơ chế phân phối tiền lương đổi mới chậm, thực chất mới điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Cùng với đó, các trung tâm dịch vụ việc làm công lập thiếu năng động, vẫn mang tính hành chính, phục vụ chủ yếu đối tượng bảo hiểm thất nghiệp trong khu vực chính thức, mà chưa có sự kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm tư nhân. Theo báo cáo, hơn một nửa hoạt động tìm kiếm việc làm thực hiện qua những con đường phi chính thức, như bạn bè, người thân; 2 - 3% tìm qua trang web.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Kim Chung - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, trong giai đoạn tới, bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi và biến động khó lường, sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn biến gay gắt của biến đổi khí hậu tiếp tục đặt ra yêu cầu về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng, thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển đất nước.

Vì vậy, phát triển thị trường lao động cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động, về chính sách tiền lương cho người lao động và về phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới, đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn
NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

Với cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ trên con đường sự nghiệp, Nestlé không ngừng đổi mới các chương trình chia sẻ kiến thức, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động. NESTGEN 2025 là sáng kiến của Nestlé Việt Nam nhằm góp phần kiến tạo một tương lai bền vững, nơi các tài năng trẻ có cơ hội phát triển và tỏa sáng.
Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Vừa qua, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chuyến đi thực tế đến các địa danh lịch sử dọc dải đất miền Trung. Chuyến đi là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản lĩnh nghề báo và kỹ năng tác nghiệp tại hiện trường trong không gian mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Trong hai ngày 15 - 16/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra trọng thể với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho 2.671 đảng viên từ 38 tổ chức đảng trực thuộc. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị toàn ngành Công Thương.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.

Tin khác

Đến lượt SHB Ba Đình bị Thanh tra NHNN "điểm danh" một số vi phạm cần khắc phục

Đến lượt SHB Ba Đình bị Thanh tra NHNN "điểm danh" một số vi phạm cần khắc phục

Đầu tháng 7, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 1 đã ban hành kết luận thanh tra, trong đó chỉ ra các tồn tại liên quan đến hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Ba Đình (SHB Ba Đình).
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (16/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra thời hạn 50 ngày cho Nga nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine và tránh các biện pháp trừng phạt. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,96 USD/thùng, giảm 0,38%, giá dầu WTI ở mốc 66,68 USD/thùng, giảm 0,52%.
Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (16/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu đi lên hoặc không đổi so với phiên liền trước. Giá USD bán ra cao nhất đạt mức 26.397 đồng/USD. Chỉ số USD index đạt 98,64 điểm.
Giá vàng hôm nay (16/7): Vàng trong nước đồng loạt sụt giảm

Giá vàng hôm nay (16/7): Vàng trong nước đồng loạt sụt giảm

Thị trường vàng trong nước hôm nay 16/7, giảm quanh ngưỡng 300 nghìn đến 400 nghìn đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (15/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ cả 2 chiều mua và bán

Tỷ giá USD hôm nay (15/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ cả 2 chiều mua và bán

Tỷ giá USD hôm nay (15/7): Tại thị trường “chợ đen”, giá USD “chợ đen” giảm ở cả 2 chiều mua và bán so với phiên giao dịch ngày 14/7, giao dịch quanh mốc 26.360 - 26.430 VND/USD.
Giá vàng hôm nay (15/7): Vàng nhẫn và vàng miếng vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (15/7): Vàng nhẫn và vàng miếng vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (15/7): Ở thị trường trong nước, vàng nhẫn và vàng miếng tiếp tục neo ở mức cao. Theo đó, giá bán vàng miếng vượt 121 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn cũng giao dịch ở ngưỡng cao.
Giá xăng dầu hôm nay (15/7): Giá dầu thế giới bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (15/7): Giá dầu thế giới bất ngờ quay đầu giảm

Hôm nay (15/7), giá dầu thế giới bất ngờ giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế quan mới lên các nước làm ăn với Nga nếu trong vòng 50 ngày tới Moscow không đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,51 USD/thùng, giảm 1,25%, giá dầu WTI ở mốc 67,40 USD/thùng, giảm 1,18%.
Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng

Hôm nay (14/7), giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi nhu cầu tiêu thụ dầu mùa hè vẫn hỗ trợ giá. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.
Tỷ giá USD hôm nay (14/7): Giá USD “chợ đen” ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/7): Giá USD “chợ đen” ổn định

Sáng sớm nay (14/7), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.128 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 97,87 điểm.
Giá vàng hôm nay (14/7): Vàng trong nước và thế giới vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (14/7): Vàng trong nước và thế giới vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (14/7): Vàng miếng hôm nay neo ở ngưỡng cao với mức 121,5 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi tiếp tục ghi nhận phiên tăng giá hôm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động