--> -->

Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới

Làn sóng đường nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam sau Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), khiến cho ngành mía đường Việt Nam bị thiệt hại nặng nề. Để tìm giải pháp cho ngành mía đường trong nước, sáng 1/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới”. Hội thảo do Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương cùng phối hợp chỉ đạo, tổ chức.
Đường nhập khẩu có loại người trồng mía khỏi cuộc chơi? Các doanh nghiệp mía đường: Đối mặt nỗi lo đường sẽ có “vị mặn”! Việt Nam thực thi nghiêm túc cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường

Sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 1/1/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh.

Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới
Hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới"

Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình sản xuất xuất khẩu, số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%). Bên cạnh đó, lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng...

Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp. Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Và đây chính là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.

Nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020-2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. So với niên vụ 2019-2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, ngành mía đường Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề từ các năm trước do gian lận thương mại đường nhập lậu, với đường nhập lậu chính là loại đường phá giá xuất phát từ Thái Lan. Trong khi các nước sản xuất mía đường khác trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia dù đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015, nhưng thực tế vẫn áp dụng các biện pháp quản lý để bảo vệ ngành mía đường của họ…

Cụ thể, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ cho ngành đường ít nhất là 1,3 tỷ USD mỗi năm. Trong đó khoảng trên 775 triệu USD được sử dụng cho khoản trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua Hệ thống bình ổn giá đường (Price Pooling System), tức là tăng trợ giá để bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm. Khoảng 500 đến 525 triệu USD được dùng để thanh toán trực tiếp cho người trồng mía. Đó là chưa kể đến việc các nhà sản xuất mía đường trong nước được hưởng lợi đầy đủ từ các khoản vay có lãi suất thấp và các khoản trợ cấp đầu vào như tất cả các ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới
Ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực

Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía Đường cho hay Hiệp hội Mía Đường Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở dữ liệu để xác định đường nhập khẩu có nguồn gốc từ Thái Lan là đường phá giá và được trợ cấp để bán phá giá ra thị trường nước ngoài (theo các định nghĩa của quy tắc thương mại của WTO). Và có bằng chứng rõ ràng về đường nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cũng như có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

“Để “cứu” ngành mía đường trong nước và sinh kế của người nông dân trồng mía, Việt Nam hoàn toàn có thể quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc giao thương của WTO đối với ngành đường là việc làm chính đáng nhằm bảo vệ ngành sản xuất, giúp tăng thu ngân sách và bảo vệ việc làm cho người trồng mía. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh các nước khác trong khối ASEAN đang áp dụng các biện pháp không chính thống”, ông Lộc cho hay.

Về vấn đề này, Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công Thương cho biết, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Bên cạnh đó, tháng 6/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hiện tại, cả hai vụ việc đều đang trong quá trình điều tra. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh từ bên ngoài”, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

SCADA “trái tim số” trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô

SCADA “trái tim số” trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition - Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu) đã và đang trở thành “trái tim số” không thể thiếu trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô.
Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1970, phường Hải Châu, Đà Nẵng) trở thành khách hàng thứ 6 trúng giải Nhì từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” với phần thưởng là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Sau hơn 3 tuần vận hành, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá hoạt động trơn tru, thông suốt, bước đầu có kết quả tích cực. Tuy nhiên với khối lượng công việc lớn, việc ứng dụng chuyển đổi số chính là cầu nối “sống còn”, nền tảng kiến tạo mô hình chính quyền mới - minh bạch, linh hoạt, gần dân và vì dân.
HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 24/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Ô Chợ Dừa khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ hai để xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Người lao động phấn khởi gia nhập tổ chức Công đoàn

Người lao động phấn khởi gia nhập tổ chức Công đoàn

Chiều 24/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu FANI. Hoạt động thiết thực này diễn ra trong không khí chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và trong niềm vui mừng, phấn khởi của toàn thể người lao động Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu FANI.
Theo chân cán bộ phường tri ân những người có công

Theo chân cán bộ phường tri ân những người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức đồng loạt các hoạt động tri ân sâu sắc tới các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Hôm nay (23/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc chiến thương mại đang âm ỉ giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kìm hãm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu do kéo giảm hoạt động kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,22 USD/thùng, giảm 1,42%, giá dầu WTI ở mốc 66,08 USD/thùng, giảm 1,58%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm, hiện ở mức 25.179 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY)giảm 0,46%, xuống mức 97,40.
Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã vượt qua mốc 3.400 USD/ounce.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên khi thị trường thế giới quay đầu giảm.
Xem thêm
Phiên bản di động