--> -->

Các doanh nghiệp mía đường: Đối mặt nỗi lo đường sẽ có “vị mặn”!

Kể từ ngày 1/1/2020, khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực chính thức với mặt hàng đường, thì thuế xuất nhập khẩu đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5%. Kéo theo đó, một lượng lớn đường từ các nước ASEAN ồ ạt được nhập vào Việt Nam, đem lại sự lựa chọn nhiều hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với ngành đường trong nước thì đây thực sự là một thách thức lớn…
Việt Nam thực thi nghiêm túc cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường Cơ hội phát triển mía đường luôn rộng mở với Việt Nam

Người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn

Đường mía là mặt hàng quá quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam nhiều năm nay, đặc biệt, kể từ khi Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); ATIGA… đã đem lại sự lựa chọn nhiều hơn cho người tiêu dùng Việt Nam, trong đó có mặt hàng đường khi có chất lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn.

Các doanh nghiệp mía đường: Đối mặt nỗi lo đường sẽ có “vị mặn”!
Ngành đường Việt Nam cần khắc phục tồn tại để cạnh tranh với mặt hàng đường nhập khẩu (ảnh: Hoàng Tùng).

Từ ngày 1/1/2020, khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực chính thức với mặt hàng đường, thì số lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam niên vụ 2019-2020, đã tăng gấp 3 lần so với năm 2018-2019. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, đường xuất khẩu của Thái Lan vào Việt Nam chiếm 16% lượng xuất khẩu của đất nước này. Trong khi đó, hàng năm còn có mặt hàng đường lỏng từ Hàn Quốc, Trung Quốc cũng được nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất 0% và không hạn ngạch, nên tạo thêm một sức ép khác cho thị trường nội địa của Việt Nam (giá bán đường lỏng thường thấp hơn 10-15% và độ ngọt cao hơn 1,2-1,5 lần so với đường mía).

Về mặt giá thành, thì đường sản xuất ở Thái Lan chỉ có giá 8.400đồng/1kg. Mặt khác Chính phủ Thái Lan còn trợ giá cho một số mặt hàng đường từ 630.000đ - 650.000đ/1 tấn. Với nhiều lợi thế đó, Thái Lan có thể xuất khẩu ra các nước trong đó có Việt Nam chỉ với giá 8.100đ/1kg đối với đường tinh luyện (RE). Kể ra những lý do trên để chúng ta thấy, đường Việt Nam gặp vô vàn những khó khăn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Mặt khác cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, quá trình trồng mía, thu mua nguyên liệu và sản xuất đường tại Việt Nam còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục để có thể ngày càng hạ giá thành sản xuất đường, nâng cao cạnh tranh với đường nhập ngoại.

Trước hết nói về sản xuất mía ở Việt Nam thường có quy mô nhỏ lẻ, vùng sản xuất đa phần không gắn chặt chẽ với nhà máy trồng mía với năng suất thấp, đường vận chuyển nguyên liệu mía đến nhà máy còn nhiều trắc trở, chi phí cao, dẫn tới chi phí đầu vào của các nhà máy ngày càng cao lên. Tất cả những vấn đề trên cho ta thấy những yếu kém do chủ quan chúng ta tạo nên.

Đó là câu chuyện của cây mía và công nghệ sản xuất đường, còn hệ thống phân phối tiêu thụ thì ra sao? Rất nhiều năm rồi việc đưa mặt hàng đường ra thị trường bán lẻ và cung cấp cho sản xuất bánh kẹo đã được đề cập tới: Đường xuất tại nhà máy chỉ bình quân từ 11.000đ - 13.000đ/1kg đường RE, tồn kho nhiều lúc tồn 500 nghìn đến 600 nghìn tấn, có lúc còn bị chảy nước, hao hụt do bán chậm. Ngược lại, ở chợ và các siêu thị bình quân giá bán lẻ cho tiêu dùng thường từ 21.000đ - 23.000đ/1kg thậm chí có lúc đến 25.000đ - 27.000đ/1kg. Nếu tính ra cụ thể thì mỗi năm người tiêu dùng bị thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng do phải mua đường giá cao vô lý.

Theo tính toán, đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội cộng các chi phí và nếu cắt bớt khâu trung gian thương lái bán buôn cấp 1, cấp 2 thì chỉ bán ở thị trường 17.000đ - 18.000đ/1kg là có lãi hợp lý. Điều này đã tồn tại hàng chục năm nay vẫn chưa giải quyết được. Chính vì giá cao như vậy cho nên, lượng đường tiêu thụ sẽ bị hạn chế có mức độ, trong khi đó tồn kho lại lớn, đây là một nghịch lý mà lâu nay chúng ta chưa gỡ bỏ ở thị trường đường Việt Nam. Cũng cần nói thêm ngoài khâu trung gian tăng chi phí thì khâu bán lẻ không loại trừ 1kg đường vào siêu thị phải chiết khấu 20%, thậm chí 30%, bởi vì những mặt hàng tiêu dùng khác tương tự khi đưa vào đại lý kí gửi tại các siêu thị có thế mạnh về doanh số đều phải chấp nhận điều kiện của họ.

Rõ ràng khâu trung gian và khâu bán lẻ đã hưởng quá nhiều lợi nhuận so với người trồng mía và nhà máy sản xuất ra những hạt đường Việt Nam. Điều này đã kéo dài nhiều năm và không phải là hiện tượng cá biệt cho nên Chủ tịch Hội Nông nghiệp Việt Nam đã từng nêu vấn đề: "Chúng ta chăm chút cho khâu sản xuất nhưng khâu trung gian và khâu bán lẻ hưởng quá mức lợi nhuận cần thiết"; hay như đại diện Tổng cục thuế Việt Nam đã nói: "Khi đưa hàng vào BigC chiết khấu cứng 20%, chiết khấu mềm 10%, đây là sự kiện động trời của kinh tế Việt Nam"…Trong thực tế, mỗi siêu thị cũng có quyền riêng để đặt ra mức chiết khấu khi giao dịch nhưng theo chuyên gia Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nói về tình trạng này thì “Rất cần sự trọng tài của Bộ Công Thương để đảm bảo công bằng trong giao dịch thương mại trên thị trường hiện nay”.

Về vai trò của hệ thống phân phối nội địa, cả nước hiện nay có 9.000 chợ, 1085 siêu thị và 200 trung tâm thương mại, tuy nhiên ở kênh bán hàng truyền thống là các chợ, thì mặt hàng đường bán số lượng rất ít, điều đó có nguyên nhân của nó, bán lẻ Việt Nam đã có lúc bỏ quên chợ truyền thống, mà chính ở kênh này đã bán từ 80-85% các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng xã hội, nhất là cho đối tượng thu nhập thấp. Chúng ta chăm chút cho kênh bán hàng hiện đại phát triển nhưng đồng thời cũng phải chú trọng hơn nữa đến kênh truyền thống để góp phần vào đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường do các nhà máy Việt Nam sản xuất. Góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động nhiều năm nay.

Ngành đường phải làm gì?

Trong việc kinh doanh mía đường, thì hạ tầng thương mại cũng cần đề cập đến ở chỗ: Hệ thống các chợ đầu mối và các sàn giao dịch nông sản thực phẩm chưa được hình thành một cách cơ bản ở thị trường Việt Nam, cho nên mặt hàng đường cũng có thể đang bị ép cấp, ép giá, mua bán phải thông qua thương lái và qua nhiều khâu trung gian, không phản ánh đúng giá trị của sức lao động bỏ ra của người nông dân và chi phí sản xuất đường của nhà máy. Nếu khắc phục được những vấn đề ở trên, hạt đường Việt Nam sẽ được cạnh tranh một cách bình đẳng với đường nhập khẩu của các nước.

Để làm được điều đó, trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu mía, đi đôi với việc xây dựng các cụm công nghiệp sản xuất mía liền kề, tạo sự gắn kết giữa vùng nguyên liệu và nhà máy một cách chặt chẽ có kế hoạch. Đặc biệt, lợi nhuận được phân phối một cách hợp lý giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường, không ép nhau và không phá vỡ hợp đồng từ 2 phía như trước đây.

Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, họ có luật mía đường khi 1kg đường bán ra thì lợi nhuận của người trồng mía sẽ được phân chia 60-70%, còn lại 30-40% là dành cho hệ thống phân phối, điều đó chúng ta cần phải nghiên cứu để học tập, và áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, điều đó chỉ có lợi cho sản xuất kinh doanh đường phát triển một cách lành mạnh, hài hòa các lợi ích trong chuỗi giá trị mía đường từ sản xuất đến bán lẻ.

Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, đầu tư đổi mới công nghệ của các vùng mía và các nhà máy chế biến đường để tạo ra những vùng sản xuất lớn và những tổ hợp sản xuất đường càng hiện đại. Kiểm soát tình hình buôn lậu gian lận thương mại, trốn thuế, bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có chính sách khuyến khích thỏa đáng các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực mía đường để phát triển một cách bền vững. Tạo lập các chuỗi sản xuất phân phối mặt hàng đường một cách hiệu quả, tạo lập tính công khai, minh bạch trong phân phối lợi nhuận của chuỗi sản xuất phân phối này.

Làm được những vấn đề trên chúng ta tin chắc rằng, trong 5-10 năm tới mặt hàng đường của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh ngay tại sân nhà và từng bước vươn ra xuất khẩu một cách vững chắc, góp phần làm chủ thị trường đường ở nội địa và vươn ra xuất khẩu. Giữ vững hệ thống phân phối mặt hàng Việt trên thị trường Việt Nam, trong đó có mặt hàng đường, đó là mệnh lệnh của Quốc gia trong thời kỳ Việt Nam hội nhập khu vực và Quốc tế, một nhiệm vụ đầy thử thách và khó khăn nhưng chắc chắn phải vượt qua trong 5-10 năm tới, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Hôm nay (23/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc chiến thương mại đang âm ỉ giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kìm hãm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu do kéo giảm hoạt động kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,22 USD/thùng, giảm 1,42%, giá dầu WTI ở mốc 66,08 USD/thùng, giảm 1,58%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm, hiện ở mức 25.179 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY)giảm 0,46%, xuống mức 97,40.
Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã vượt qua mốc 3.400 USD/ounce.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên khi thị trường thế giới quay đầu giảm.
Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng miếng và vàng nhẫn cùng bật tăng từ 200 - 500 nghìn đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp tục có phiên khởi sắc khi tiến sát mốc 3.400 USD/ounce.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Xem thêm
Phiên bản di động