-->

Đường nhập khẩu có loại người trồng mía khỏi cuộc chơi?

(LĐTĐ) Với sự gia tăng đột biến từ lượng đường nhập khẩu, theo đại diện ngành sản xuất trong nước, đây là nguyên nhân chính khiến ngành mía đường gặp khó và bị ảnh hưởng nặng nề.
Các doanh nghiệp mía đường: Đối mặt nỗi lo đường sẽ có “vị mặn”! Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Rộng mở thị trường, khốc liệt đường đua! 6 thói quen tai hại khi lái xe đường đèo, dốc

Trước hiện tượng ồ ạt nhập khẩu đường từ các doanh nghiệp sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, ngày 21/9/2020 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.

Quyết định trên được xem là động thái kịp thời của ngành Công Thương đối với các doanh nghiệp đường trong nước, tuy nhiên, không ít người lo ngại rằng, liệu quyết định này có mang lại kết quả như mong muốn?.

Lượng đường nhập khẩu tăng đột biến

Theo Bộ Công Thương, 8 tháng năm 2020, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến, đạt gần 950 nghìn tấn, tăng hơn sáu lần so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, đạt gần 860 nghìn tấn (so cùng kỳ 2019 là 145 nghìn tấn và cả năm 2019 là 300 nghìn tấn).

Trong khi đó, theo số liệu chúng tôi có được cho thấy, chỉ tính riêng Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC - Biên Hòa, bao gồm các công ty thành viên), đã nhập khẩu hơn 559.226 tấn đường các loại (chiếm 2/3 tổng lượng đường nhập cả nước), chủ yếu nhập từ các nước như Thái Lan, Singapore...

Với sự gia tăng đột biến từ lượng đường nhập khẩu, theo đại diện ngành sản xuất trong nước, đây là nguyên nhân chính khiến ngành mía đường gặp khó và bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, số liệu từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy, sản lượng đường trong nước niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 800 nghìn tấn, sụt giảm 1,2 triệu tấn so với niên vụ 2018 - 2019.

Đường nhập khẩu có loại người trồng mía khỏi cuộc chơi?
Đường nhập khẩu có loại người trồng mía khỏi cuộc chơi? (Ảnh: K.Trang)

Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: “TTC - Biên Hòa luôn là đơn vị nhập khẩu đường lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp này nhập khẩu đường với nhiều hình thức khác nhau, nhưng tập trung chính vào nhập khẩu đường về sản xuất, hoặc nhập khẩu về sản xuất xuất khẩu”.

Cũng theo ông Lộc, cần phải kiểm soát chặt chẽ đường nhập khẩu thì ngành mía đường trong nước mới có thể tồn tại được. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước lợi dụng sự nhập nhèm của chính sách nhập khẩu nhằm sản xuất xuất khẩu để nhập đường. Trong đó, nếu doanh nghiệp nhập khẩu về sản xuất cho xuất khẩu thì thuế sẽ bằng 0, nhưng nếu không xuất khẩu, thuế có thể lên đến 85% giá trị hàng nhập khẩu.

Đơn cử như với TTC – Biên Hòa, 8 tháng năm 2020, doanh nghiệp này đã luôn xen kẽ các hình thức nhập khẩu, trong đó có cả loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Riêng tháng 6/2020, toàn bộ số đường mà doanh nghiệp này nhập khẩu đều theo hình thức sản xuất xuất khẩu…

Trước những thông tin trên nhiều chuyên gia cho rằng, việc ra quyết định điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng đường từ Vương quốc Thái Lan của Bộ Công Thương là cần thiết, nhằm bảo vệ ngành mía đường trong nước và nhất là người trồng mía. Tuy nhiên, chỉ với sự cố gắng của ngành Công Thương liệu có thật sự hiệu quả? Trong khi do việc thiếu kiểm soát, các doanh nghiệp trong nước có dấu hiệu lợi dụng chính sách nhập khẩu đường.

Vậy làm gì để kiểm soát được đường nhập khẩu? kiểm soát theo hình thức nào và việc nhập đường về để sản xuất xuất khẩu là bao nhiêu?

Người trồng mía có bị loại khỏi cuộc chơi?

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương, có thể thấy ngành mía đường trong nước đang bị lép vế bởi đường nhập khẩu. Cụ thể, niên vụ 2019 - 2020, trong nước chỉ sản xuất được 800 nghìn tấn, trong khi đó 8 tháng năm 2020, đường nhập khẩu lên đến 950 nghìn tấn. Ngược lại, nhu cầu tiêu dùng đường trong nước ngày một tăng và hiện tại trung bình một người dân Việt Nam sử dụng khoảng 17 kg đường/năm, tương đương nhu cầu trong nước khoảng hơn 1,7 triệu tấn/năm (tính dân số khoảng 100 triệu người).

Sản lượng đường sản xuất trong nước ngày càng giảm, vậy thời gian tới liệu ngành mía đường trong nước có bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường đường thế giới?.

Trước những khó khăn và thực tế ngành mía đường trong nước đang phải đối mặt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TT ngày 14/7/2020 về việc, triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, đã nêu rõ: “Ngành mía đường cần tận dụng triệt để các lợi thế để phát huy năng lực, như: Các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và bà con nông dân luôn quyết tâm giữ ổn định và phát triển mía đường”. Thế nhưng, mục tiêu này có phát huy được khi thực tế người trồng mía có nguy cơ bị “bỏ rơi” ngay trong cuộc “bắt tay” hợp tác với doanh nghiệp sản xuất ?.

Đường nhập khẩu có loại người trồng mía khỏi cuộc chơi?
Ngành mía đường trong nước gặp khó trước đường nhập khẩu sau Hiệp định ATIGA (Ảnh: K.Trang)

Thực tế thông tin từ các cơ quan chức năng cho thấy, không chỉ nhiều doanh nghiệp sản xuất đường “bỏ rơi” người trồng mía để tập trung cho nhập khẩu đường, mà ngay các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ đường lớn nhất trong nước, cũng có xu hướng nhập khẩu đường với nhiều loại hình, kênh mua bán khác nhau…

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Thuận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội người trồng mía Tây Ninh, Tây Ninh được coi là “thủ phủ” mía đường vì thời kỳ cao điểm, có năm tỉnh này có đến gần 40 nghìn ha đất trồng mía. Nhưng năm nay, diện tích mía của người dân trong tỉnh đã xuống giống được nhà máy của Công ty TTC - Biên Hòa ký kết thu mua mới chỉ đạt khoảng 2.300 ha.

Theo thống kê của Hội người trồng mía Tây Ninh, diện tích mía đã được đầu tư, bao tiêu hơn 12 nghìn ha. Trong đó, đầu tư trong tỉnh hơn 6.000 ha (khoảng 2.300 ha từ phía người dân, còn lại là các nông trường và đất nhà máy ký kết với địa phương lân cận); và niên vụ 2018 - 2019, nhà máy đường đã ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu mía ước chỉ bằng 92,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, ông Thuận phán đoán: “Diện tích mía tại Tây Ninh sẽ tiếp tục giảm và người dân chủ yếu chuyển sang trồng mì hoặc lúa, thu nhập ổn định hơn trồng mía”.

Người trồng mía thấp thỏm chờ giá mía vụ mới là chuyện không mấy ngạc nhiên. Bởi bài học về giá mía từ niên vụ 2018 - 2019 vẫn còn đó. Trong vụ mía 2016 - 2017, hàng loạt người trồng mía Tây Ninh ký hợp đồng với TTC - Biên Hòa ba vụ liên tiếp, được cam kết “giá thu mua mía bảo hiểm thấp nhất là 900 nghìn đồng/tấn mía có chữ đường 10 CCS, chưa bao gồm phí vận chuyển”. Nhưng đến đầu vụ chế biến 2018 - 2019 nhà máy thông báo giá mía chỉ có…700 nghìn đồng/tấn.

Trước việc ép giá niên vụ 2018 – 2019, đồng thời sử dụng các “hàng rào kỹ thuật” để ép người trồng mía, nhiều hộ trồng mía Tây Ninh đã nộp đơn lên Hội người trồng mía Tây Ninh đề nghị khởi kiện TTC - Biên Hòa vi phạm hợp đồng đã ký kết. Cuối cùng TTC - Biên Hòa chấp nhận bù thêm… 50 nghìn đồng/tấn mía cho các hộ dân. Nhưng cũng chỉ bù được một phần lỗ cho cả vụ, do đó nhiều hộ tiếp tục kiện TTC - Biên Hòa ra Tòa án.

Theo đại diện Hội người trồng mía Tây Ninh, hiện còn 8 hộ gia đình trồng mía vẫn đang theo kiện TTC - Biên Hòa ra tòa án để đòi quyền lợi của vụ mía 2018 - 2019. Trong đó, ông Nguyễn Văn Ai, ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên (Tây Ninh) ngày 12/12/2019 đã nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, đòi TTC Tây Ninh trả lại số tiền hơn 78,6 triệu đồng gây thiệt cho gia đình ông do chênh lệch 200 nghìn đồng/tấn mía.

Đề cập đến việc TTC - Biên Hòa đã áp đặt giá mía với người trồng mía, ông Nguyễn Đăng Thuận cho hay: “Một trong những lý do được TTC - Biên Hòa giải thích với người dân là do giá đường xuống thấp, nhà máy gặp nhiều khó khăn nên phải điều chỉnh giá mua từ người trồng mía. Nhưng qua theo dõi chúng tôi biết được chuyện không phải vậy, mà nhà máy không cần chúng tôi nữa, vì mấy năm nay TTC - Biên Hòa luôn là doanh nghiệp nhập khẩu đường nguyên liệu lớn nhất cả nước, với lợi nhuận hằng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Do đó, họ sẵn sàng loại bỏ người nông dân trồng mía ra khỏi cuộc chơi”.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

(LĐTĐ) Mở cửa đón khách tham quan tự do từ ngày 14 - 18/1/2025, Phòng trưng bày nhận diện, phân biệt hàng thật - giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa điểm giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để phân biệt dấu hiệu hàng thật - hàng giả ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Tiếp tục xác định thị trường nội địa là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, năm 2024, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành trên cả nước. Qua đó, đáp ứng nhu cầu hợp tác và kết nối đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

(LĐTĐ) Diễn ra từ 19 - 25/12/2024, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Hội chợ Công nghiệp thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2024 thu hút hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn… từ các tỉnh, thành phố tham gia. Trong đó, gian hàng sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và khách đến tham quan, mua sắm.
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

(LĐTĐ) Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quảng cáo đang dịch chuyển mạnh từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thống sang không gian mạng. Sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, với nhiều đề xuất chính sách quan trọng.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động