Giải bài toán an cư cho người thu nhập thấp
Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có nhà ở xã hội Lệch pha nhà ở, thị trường vắng bóng căn hộ giá thấp |
Phát triển chưa đồng đều
Thông tin về kết quả Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến hết năm 2020, thành phố đã phát triển mới 49,67 triệu m2 sàn nhà ở, đưa tổng diện tích sàn nhà ở trên toàn thành phố đạt khoảng 224,73 triệu mét vuông; diện tích bình quân đạt 27,25m2/người, vượt mục tiêu chương trình đề ra (khoảng 26,3m2/người).
Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở và góp phần cải thiện chỗ ở, nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô. (Ảnh TTXVN) |
Theo đó, Thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở và góp phần cải thiện chỗ ở, nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở tại Hà Nội chưa đồng đều giữa các phân khúc. Diện tích sàn nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, sinh viên, nhà ở tái định cư hoàn thành đạt tỷ lệ thấp so với tổng diện tích sàn nhà ở đã hoàn thành. Cụ thể, nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, đối tượng chính sách thiếu hụt khoảng 3,4 triệu m2; nhà ở cho công nhân thiếu hụt khoảng 567.000 m2; nhà ở tái định cư thiếu hụt khoảng 828.000 m2... so với mục tiêu. Chỉ có nhà ở thương mại vượt mục tiêu, nhưng cũng để lại nhiều tồn tại.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính sách phát triển nhà ở xã hội còn bất cập, thiếu đồng bộ. Đơn cử, nguồn vốn ưu đãi gần như chưa được bố trí, trong khi nếu vay thương mại, chi phí xây dựng sẽ rất lớn. Thực tế, so với giai đoạn trước năm 2016, số dự án nhà ở xã hội giảm rất nhiều. Một số dự án đã hoàn thành có vị trí xa trung tâm nên rất khó bán. Các chuyên gia cho rằng, chính sự phát triển không đồng đều, nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn thấp, trong khi nhu cầu của đa số người dân là rất lớn, cộng với nguồn cung nhà ở giảm trong 2-3 năm gần đây đã đẩy giá nhà liên tục tăng.
Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm, thời gian qua, chung cư thương mại được phát triển tập trung tại khu vực các quận nội thành, làm dân số tăng nhanh, đã tạo áp lực lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, gây ùn tắc giao thông... Ngược lại, ở khu vực ngoài trung tâm, nhiều dự án nhà ở thấp tầng hình thành không tạo sức hút giãn dân từ khu vực trung tâm ra ngoài, chưa kể nhiều dự án bỏ hoang, không được sử dụng gây lãng phí quỹ đất.
Để giải quyết tình trạng này, theo đại diện Phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, bên cạnh việc rà soát các thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, cấp phép, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch... Thành phố sẽ tập trung rà soát quỹ đất, đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phát triển nhà ở. Đối với các dự án chậm triển khai, thành phố sẽ thu hồi; đồng thời cân đối nhu cầu, cơ cấu các loại hình nhà ở để phân bổ phù hợp từng khu vực dân cư, tránh tình trạng tập trung quá cao một loại hình nhà ở trên một khu vực.
Hà Nội cũng sẽ tăng cường thẩm định, kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng nhà ở và tỉ lệ nhà chung cư, nhà ở cho thuê đúng mục tiêu kế hoạch. Định kỳ hằng năm, Thành phố sẽ đánh giá kết quả nhằm bảo đảm phù hợp nhu cầu thực tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở của thành phố.
Đa dạng các nguồn cung sản phẩm
Tại Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, thành phố Hà Nội xác định phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn với định hướng phát triển đô thị. Theo đó, Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; tập trung đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau.
Cụ thể, về nhà ở xã hội, Thành phố sẽ tập trung phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở. Chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Song song đó, thành phố cũng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định, nhà ở cho - thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Về nhà ở tái định cư, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở. Thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư.
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở; căn hộ có điện tích tối thiểu 40m2/căn hộ. Rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D. Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ. Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm).
Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung, (cấp điện, cấp thoát - nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập…
Lãnh đạo Thành phố cũng khẳng định, trên địa bàn các quận trong khu vực nội đô lịch sử sẽ hạn chế tối đa phát triển nhà chung cư (trừ dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, tái định cư) để hạn chế tối đa việc gia tăng dân số và quá tải hạ tầng. Các khu vực còn lại hạn chế phát triển nhà ở liền kề, thấp tầng và tăng tối đa nhà chung cư nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất. Các khu đô thị, khu nhà ở phải quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Để chương trình đạt mục tiêu đề ra, theo ông Nguyễn Thế - Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, Thành phố cần tập trung giải quyết 3 vấn đề chính. Đầu tiên, là khẩn trương giải quyết các dự án vốn đang bị ách tắc lâu nay. Hai, cần dành quỹ đất và cơ chế thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ba là, đẩy mạnh triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, bảo đảm hài hòa lợi ích của 3 bên: Nhà đầu tư có lời - Người dân có lợi - Thành phố đúng chủ trương quy hoạch./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 13:45
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:06
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:04
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 10:32
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 20:53
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 19:42
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 17:15
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21