GDP từ góc nhìn của ADB
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4/2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.
Mặc dù, dự báo tăng trưởng của Việt Nam có sự điều chỉnh giảm so với hồi tháng 4/2023, nhưng mức tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam vẫn đứng đầu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Sang đến năm 2024, với dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philippines (6,2%). Dự báo lạm phát cũng giảm xuống, có thể ở mức 3,8% năm 2023 và 4% năm 2024.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo ADB, các yếu tố chính tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chủ yếu đến từ bên ngoài. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, sự thắt chặt tiền tệ ở một số nước phát triển và tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn.
Tăng trưởng 2024 dự báo đạt 6% do nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế lớn và bất ổn địa chính trị tiếp tục diễn. Dự báo lạm phát cũng giảm xuống mức 3,8% năm 2023 và 4% năm 2024.
ADB nhận định, rủi ro đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn còn cao. Trong nước, các vấn đề có tính hệ thống trong giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế là nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm tăng trưởng. Bên ngoài, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại đáng kể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất và việc làm của Việt Nam. Lãi suất duy trì ở mức cao tại Mỹ và châu Âu cùng với việc đồng USD mạnh lên có thể gây thêm khó khăn cho việc phục hồi nhu cầu bên ngoài, dẫn đến giảm tỷ giá tiền đồng.
Trả lời về vấn đề tỷ giá tăng gần đây, ông Nguyễn Bá Hùng - Kinh tế trưởng của ADB đánh giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang điều hành linh hoạt, nới rộng biên độ, các biến động tỷ giá nằm trong biên độ đặt ra từ trước. Dưới góc nhìn của ADB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa gặp khó khăn về chính sách với tỷ giá. Ông Nguyễn Bá Hùng nhận định, trong bối cảnh hiện nay, giảm lãi suất chỉ là một yếu tố tác động đến cung cầu ngoại tệ.
Ông Nguyễn Bá Hùng phân tích, người dân muốn giữ tiền USD thay vì VNĐ vì lãi suất thấp, khiến cầu ngoại tệ tăng lên. Tuy nhiên, xuất khẩu chưa cải thiện nhiều nên chưa gây ra biến động về cầu quá lớn. Biến động gần đây của tỷ giá liên quan đến thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tín phiếu trở lại để giảm thanh khoản và cần một thời gian ngắn nữa để ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Tin khác

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36

Quy định mới nhất về giá điện
Tài chính 02/04/2025 09:15