Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án sân bay quốc tế Long Thành Sẽ hình thành Digital Hub tại các khu vực gần sân bay quốc tế Long Thành |
Cấp bách đào tạo nguồn nhân lực
Đại diện Ban chuẩn bị khai thác Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành cho biết: Dự án sẽ vận hành thử nghiệm vào tháng 6/2026, chính thức khai thác từ tháng 9/2026. Trước khi vận hành, sân bay Long Thành phải có đầy đủ nguồn nhân lực như đội ngũ công chức, viên chức thuộc bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, nhân lực các doanh nghiệp hàng không và nhiều ngành nghề phụ trợ khác.
Khó khăn hiện nay là năng lực 3 cơ sở đào tạo trực thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) còn khiêm tốn, nhất là ở mảng nhân lực kỹ thuật cao. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực, các đơn vị cần chủ động, mạnh dạn hơn nữa trong việc hợp tác, liên kết đào tạo để đẩy nhanh tiến độ cung ứng nguồn nhân lực liên quan trực tiếp hàng loạt ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động vùng sân bay Long Thành.
Sân bay quốc tế Long Thành sau khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 sẽ cần hơn 13.700 người để vận hành. |
Đến nay, để đào tạo nguồn nhân lực cho sân bay quốc tế Long Thành, Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 (Bộ Xây dựng), đóng trên địa bàn huyện Long Thành là đơn vị liên kết đào tạo nhân lực liên quan đến hàng không sớm nhất và duy nhất đến tại Đồng Nai. Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Khánh Cường cho biết: Từ tháng 9/2021, trường đã ký hợp tác với Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay (VAECO) về đào tạo trình độ 2 nghề gồm bảo dưỡng máy bay mức B1/B2 và sửa chữa cấu trúc máy bay. Đến nay, trường đã tuyển sinh được một lớp 20 sinh viên học ngành bảo dưỡng máy bay mức B1/B2.
Trong năm 2023, Lilama 2 cũng ký thỏa thuận hợp tác với Học viện hàng không Vietjet về đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng máy bay và các nghề dịch vụ mặt đất, dịch vụ hành khách, an ninh sân bay. Cùng với đó, trường cũng hợp tác với Công ty cổ phần Hàng hóa Tân Sơn Nhất - TCS, Công ty Logistics Việt Nam (Villas) đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics hàng không. Hiện đã có 85 sinh viên đang theo học và một số chuẩn bị tốt nghiệp.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu việc học các ngành hàng không trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Lilama 2 cũng đã phối hợp với chính quyền một số địa phương giới thiệu các ngành nghề đào tạo để góp phần cung cấp nhân lực cho các đơn vị phục vụ trong sân bay Long Thành.
Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 21 trường, cơ sở dạy nghề, tuy nhiên, chưa có nơi nào đào tạo chuyên sâu ngành nghề phục vụ sân bay. Duy nhất chỉ có Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 thời gian gần đây bắt đầu liên kết đào tạo với số lượng rất ít. Từ thực tế đó, Cục Hàng không Việt Nam đã cung cấp danh sách 25 đơn vị có khả năng đào tạo nhân lực phục vụ ngành hàng không để địa phương tham khảo, hợp tác, song đến thời điểm này chưa mang lại kết quả cụ thể.
Ưu tiên người dân trong vùng dự án
Sân bay quốc tế Long Thành là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy cơ cấu kinh tế mới, thiên về dịch vụ, tạo ra năng lực cạnh tranh cho cả vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Giai đoạn 1 dự án sẽ đi vào khai thác vào năm 2026, vì vậy công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải chuẩn bị ngay từ lúc này.
Tại Hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực vận hành CHKQT Long Thành diễn ra mới đây, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cho rằng, công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho sân bay quốc tế Long Thành cũng như cho cả đô thị sân bay Long Thành là hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, phải tạo cơ hội cho người dân địa phương, trước hết là người dân huyện Long Thành. Bởi đây là những người đã giao đất, chấp nhận hy sinh để xây dựng sân bay.
“Sự thịnh vượng của khu vực phải đồng nghĩa với sự phát triển của cư dân khu vực này. Không thể chấp nhận sân bay quốc tế Long Thành phát triển, nhưng thanh niên địa phương lại thất nghiệp vì không được đào tạo, không được học nghề, không được tuyển dụng”, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, Thường trực Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Đồng Nai kết nối với ACV, Cảng vụ Hàng không Miền Nam tăng tính minh bạch về thông tin tuyển sinh, đào tạo nhân lực phục vụ sân bay Long Thành.
Ngoài ra ông Nguyễn Hồng Lĩnh cũng yêu cầu chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai phải có chính sách khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sân bay, quan tâm liên kết trong đào tạo; khuyến khích các trường đại học trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đại học chuyên ngành về hàng không mở thêm khoa, chuyên ngành đào tạo. Các sở, ngành chức năng sớm tham mưu tỉnh ban hành chính sách học bổng, tín dụng học nghề cho thanh niên Đồng Nai theo cơ chế đặt hàng. Nếu nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng đủ thì chấp nhận tuyển dụng người từ nơi khác đến, mục đích duy nhất là bảo đảm an toàn bay.
Theo ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: Nhân sự phục vụ cho ngành hàng không là một nghề đặc thù có điều kiện về bảo đảm an ninh và an toàn. Đơn vị đào tạo các ngành, nghề lĩnh vực hàng không cần được cấp phép của cơ quan chuyên môn. Hiện nay có 25 đơn vị đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 21 trường đại học, cao đẳng, trung cấp với 78 ngành, nghề, nhưng chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không. Từ thực tiễn đặt ra, Đồng Nai cần nhanh chóng xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực để phục vụ sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động và phát triển vùng sân bay.
“Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải xây dựng đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm phục vụ sân bay quốc tế Long Thành có lộ trình cụ thể, rõ ràng và mang tính khả thi cao. Riêng 21 trường, cơ sở dạy nghề trong tỉnh cần nhanh chóng rà soát, liên kết để đào tạo chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. Trước mắt Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sân bay quốc tế Long Thành”, ông Võ Tấn Đức cho biết.
Sân bay quốc tế Long Thành được quy hoạch là sân bay lớn nhất cả nước, có chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh với các sân bay lớn trên thế giới. Bên cạnh công tác đầu tư xây dựng, công tác vận hành khai thác nhằm tích hợp đầy đủ cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ, quy trình quy chuẩn và nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tính hiệu quả đầu tư của dự án. |
Thành Đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03