Gần 1.400 tư liệu, hiện vật được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Hội thảo "Nhà báo Lưu Quý Kỳ với báo chí cách mạng Việt Nam" | |
Khai mạc Hội báo toàn quốc 2017 | |
Con đường từ “không” đến “có” |
Trong không khí tưng bừng và xúc động của Hội báo Toàn quốc 2017, nhiều đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; các nhà báo tiêu biểu cho các thế hệ; các gia đình nhà báo...tại nhiều vùng miền trong cả nước, như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Lào Cai, Sơn La...đã không quản ngại xa xôi, vất vả, đem hiện vật về đây hiến tặng.
Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam phát biểu trong Lễ hiến tặng. |
Với 58 tập thể và cá nhân từ nhiều vùng miền của đất nước về tham dự và đóng góp tại Lễ hiến tặng hôm nay với khoảng 1.400 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị. Hiện vật, tư liệu được trao tặng lần này rất đa dạng bao gồm các phương tiện tác nghiệp như máy ảnh, máy quay phim cũng như những tờ báo từ hàng chục năm trước đã được các nhà báo lão thành, các cơ quan báo chí lưu giữ.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trần Thiết một trong những người đầu tiên phỏng vấn Tổng thống Dương Văn Minh ngay sau khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện đã trao tặng một số sách, tập lưu báo cắt dán, một số tư liệu ảnh và chiếc máy ảnh là phần thưởng giải Nhất một cuộc thi báo chí cho loạt bài điều tra vụ án tên gián điệp Võ Đại Tôn trên báo Quân đội Nhân dân. Nhà báo Mai Sông Bé trao tặng bức tượng về nữ chủ báo đầu tiên của báo chí Việt Nam, Sương Nguyệt Anh – con gái nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung. Nhà báo, nhạc sĩ Dân Huyền trao tặng giấy dự thính báo chí các phiên họp toàn thể Quốc hội năm 1976, 3 bài báo ông viết về người tốt, việc tốt được Bác Hồ đọc và trao tặng huy hiệu cho nhân vật trong bài...
Bức tượng bà Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam do nhà báo Mai Sông Bé trao tặng Bảo tàng. |
Những hiện vật, tư liệu mà các nhà báo và thân nhân nhà báo hiện tặng đã cho thấy một phần lịch sử vinh quang và oanh liệt của đất nước ta trong chiến đấu và lao động sáng tạo. Có thể nói, đây chính là những thông điệp thiêng liêng từ quá khứ, là lời kêu gọi, nhắc nhở các thế hệ làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước các thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trần Thiết đã trao tặng chiếc máy ảnh là phần thưởng giải Nhất một cuộc thi báo chí cho loạt bài điều tra vụ án tên gián điệp Võ Đại Tôn trên báo Quân đội Nhân dân. |
Theo nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, công việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam là tâm huyết của nhiều nhiệm kỳ BCH Hội Nhà báo Việt Nam. BCH khoá IX và khóa X nhận vinh dự và trách nhiệm lớn lao trong việc xây dựng và triển khai Đề án. Ngày 21/8/2014, Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt và Bảo tàng Báo chí Việt Nam được bổ sung vào hệ thống bảo tàng quốc gia. Cách đây một tuần, ngày 10/3/2017 vừa qua, sau khi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có công văn xác nhận Bảo tàng Báo chí Việt Nam đủ tiêu chuẩn thành lập theo luật định. Đồng chí Thuận Hữu– Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký tờ trình và gửi hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định thành lập Bảo tàng.
Đồng chí Hồ Quang Lợi nhấn mạnh: "Bảo tàng Báo chí Việt Nam là bảo tàng của tất cả các thế hệ nhà báo Việt Nam, của nhân dân. Nhận thức sâu sắc điều đó, hơn hai năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm, triển khai 05 cuộc phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Miền Trung và Tây Nguyên và đây là cuộc thứ 6. Tổng hiện vật mà chúng tôi đã tiếp nhận được tính đến thời điểm này đã gần 1,4 vạn hiện vật. Một con số đáng tự hào".
Sự hiến tặng hiện vật của các nhà báo, các gia đình nhà báo, các cơ quan báo chí là hết sức quan trọng. Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam xúc động: "Chúng tôi vô cùng cảm phục và biết ơn đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ nhà báo đi trước, mà những kỷ vật quý báu của các bác, các cô, các anh chị để lại cho đời sau, không chỉ giúp làm giàu có hơn kho tư liệu của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng làm nên sức sống và sự sinh động, phong phú của bảo tàng".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11