Gái Thủ đô làm dâu lính biển
300 thiếu nhi Thủ đô và quốc tế tham gia vẽ tranh “Em yêu Hà Nội - Thành phố vì hòa bình” Hà Nội - “Ngày trở về”... |
1. Bây giờ đã lên tuổi bà ngoại, Đại úy Lê Thị Thanh Xuân với có thời gian “bật mí” về chuyện tình của mình ngót 30 năm về trước. “Ngày ấy vui lắm, mình là người Hà Nội chính gốc. Ngày ấy anh Việt (chồng chị Xuân) đẹp trai lắm. Mê anh vì anh rất hài hước, ga lăng, đẹp trai và siêng năng. Chiều cuối tuần nào em và anh ấy chẳng mò cua ở đồng lúa gần Học viện Chính trị Quân sự”- cô gái trẻ của ngày xưa bắt đầu câu chuyện.
Năm 1990, cô gái đẹp người đẹp nết gốc Hà Thành nhà ở Khu tập thể Viện 108 Hà Nội Lê Thị Thanh Xuân “đầu quân” vào Học viện Chính trị- Quân sự Hà Đông. Ngày ấy Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ chứ chưa sáp nhập vào Hà Nội như bây giờ. Với chức trách văn thư bảo mật của học viện, Xuân là nữ chiến sĩ “thanh” về sắc, “cảm” về tình, “nền” về dáng vóc, nên không ít những chàng lính vây quanh tán tỉnh. Trong “đám lính” ấy, một sĩ quan hải quân “dáng không cao, nhưng mắt sắc như dao” có khuôn mặt thanh tú quê gốc Hà Tĩnh bị Xuân “hớp hồn” trong một lần “ghé văn thư bảo mật”.
Chú rể Lê Đình Việt và cô dâu Lê Thị Thanh Xuân trong ngày cưới, ảnh chị Xuân cung cấp |
Trái tim mách bảo mình đã bị cô gái Hà Thành “hớp hồn”, nhưng làm thế nào để “tiếp cận” trong khi lịch học tập của học viên sĩ quan “khép chặt như vòng quay”. Vậy là cuối tuần nào chàng trai xứ Nghệ cùng họ Lê với cô gái Hà Thành tên Đình Việt cũng “mon men” xin đến nhà Xuân để “làm công tác dân vận”.
Lúc đó khu tập thể của Bệnh viện 108 Hà Nội chỉ cách Học viện Chính trị - Quân sự một bức tường xây dầy cũ, nhưng để đến nhà Xuân, Việt phải ra cổng trước và vòng lại phía hông trường. Để tìm hiểu “người đẹp kinh kỳ”, cứ chiều thứ bảy, chủ nhật, Việt rủ Xuân đi mò cua ở ruộng lúa. Những “bữa cơm dân vận” tại căn nhà tập thể chật hẹp nhưng ấm lòng khiến hai trái tim xích lại gần nhau. Thời gian như mũi tên bắn đi, học quen nhau rồi yêu nhau lúc nào không biết.
Anh Lê Đình Việt (mặc áo phao ngồi giữa hàng trước) trong một lần làm nhiệm vụ ở khu vực nhà giàn DK1, ảnh chị Xuân cung cấp |
Không “cưỡng” lại được cảm xúc khi tình yêu đã “chín mùi”, Việt báo cáo nhà trường, xin phép hai gia đình làm lễ cưới.
Tháng Mười năm 1992, một đám cưới nhà binh diễn ra tại Học viện Chính trị- Quân sự. Chú rể mặc áo quân phục đông hải quân đeo hàm đại úy lấp lánh những ngôi sao. Cô dâu ôm bó hoa dịu hiền trong chiếc váy cưới màu trắng trinh nguyên. Họ hạnh phúc bên nhau trong tiếng vỗ tay rầm rập của đồng đội và người thân hai bên gia đình.
Sau lễ cưới, tuần trăng mật của Việt- Xuân là gian phòng tập thể của Học viện Chính trị. Chiếc giường nhỏ kê gần hết lối đi, chiếc bàn con làm nơi học tập và đón khách. Cuối tuần nào đồng đội của Việt cũng “tập hợp” quây quần bên “mâm cơm nhà lính” để kể “chuyện tình yêu” và kinh nghiệm “cua” gái Hà Thành của chàng trai xứ Nghệ. Tình yêu đong đầy, tình đồng đội thiêng liêng lớn dần và bền chặt. “Ngày ấy phòng cưới của hai vợ chồng đơn sơ lắm. Em sinh con gái đầu lòng ở nhà tập thể của học viện. Chiều cuối tuần, hai vợ chồng em lại đi mò cua, bắt nhái về làm thức ăn cho con gái để chống còi xương. Mới đó mà đã ngót 30 năm rồi. Thời gian trôi đi nhanh quá, giờ chỉ là ký ức đẹp đẽ xa xưa”- chị Xuân hồi tưởng lại.
Vợ chồng lính biển, ảnh chị Xuân cung cấp |
2. Sau thời gian học “vòng 2” ở Học viện Chính trị- Quan sự, chú rể Lê Đình Việt được điều về Lữ đoàn 171 Quân chủng Hải quân nhận nhiệm vụ. Cô dâu Lê Thị Thanh Xuân ở lại tiếp tục công việc văn thư bảo mật . Họ chấp nhận xa nhau “mỗi người một hướng” vì nhiệm vụ của tổ chức giao phó.
Sau 3 năm kể từ ngày cưới, chàng lính thủy đưa cô gái Hà Thành vào Vũng Tàu sinh sống, vừa để hợp lý hóa gia đình, vừa để ổn định cuộc sống, việc làm. “Tổ ấm” của họ là căn phòng nhỏ xuống cấp, vách ngăn bằng tôn và gỗ tạp ở Khu tập thể B của Lữ đoàn 171. Căn phòng chẳng khá hơn so với căn phòng “hộp tuần trăng mật” sau ngày cưới ở nhà khách của Học viện Chính trị- Quân sự ngày xưa, nhưng lúc nào cũng đầy ắp niềm vui và tiếng cười hạnh phúc. Đứa con gái thứ hai ra đời trong căn phòng này.
Cô gái đất Hà Thành xưa kia làm văn thư bảo mật, giờ là thủ kho quân nhu ở Lữ đoàn 171 Hải quân, ảnh Mai Thắng |
Thời gian trôi nhanh, thoáng đã thầy mình già. Chú rể gốc xứ Thanh đeo lon đại úy ngày nào giờ đã mang quân hàm đại tá giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Vùng 2 Hải quân. Còn cô gái Hà Thành đẹp người duyên dáng xưa kia giờ đã lên chức bà ngoại, mang quân hàm đại úy quân nhân chuyên nghiệp giữ chức thủ kho quân nhu của Lữ đoàn 171.
Cuộc sống còn nhiều bộn bề gian khó, vận kế mưu sinh như dòng chảy cuộc đời, nhưng điều làm họ hạnh phúc nhất là sống vì nhau, yêu thương nhau hơn chính thân mình. “Điều hạnh phúc nhất của em là được làm dâu lính biển. Sau mỗi chuyến anh Việt đi biển trở về, cảm xúc dạt dào như ngày mới yêu nhau”- chị Xuân thổ lộ.
Mặc dù không tránh khỏi thiệt thòi những lúc chồng đi biển dài ngày, nuôi con một mình, khi con bệnh ốm đau; nhưng được làm vợ lính biển là một điều kiêu hãnh. Các anh rất tình cảm và yêu thương vợ, con, chu đáo với tổ ấm gia đình |
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30