-->

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn tỉnh Hà Giang) cho rằng, việc kế thừa giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí Công đoàn là hoàn toàn hợp lý, nhằm bảo đảm phúc lợi, ổn định cho người lao động.
Đại biểu Quốc hội nhất trí tiếp tục quy định kinh phí công đoàn là 2% Đa số đại biểu đồng tình việc tiếp tục duy trì 2% kinh phí công đoàn

Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định, kinh phí Công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 18/6.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương) bày tỏ đồng thuận cao với việc duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%. Theo đại biểu, nguồn thu kinh phí Công đoàn được duy trì từ năm 1957 đến nay và kinh phí Công đoàn được sử dụng tại Công đoàn cơ sở là chủ yếu để trực tiếp chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội.

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, theo một số kết quả nghiên cứu thì kinh phí Công đoàn chiếm tỉ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp, và qua khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, vấn đề vướng mắc chủ yếu do thủ tục hành chính về điều kiện kinh doanh và cần nâng cao thể chế về hoàn thiện pháp luật, rất ít các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề trích nộp kinh phí Công đoàn 2%. Do đó, có thể nói vấn đề kinh phí 2% Công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng đã bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, như quy định tạm dừng, miễn, giảm đóng kinh phí hoạt động công đoàn đối với tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn,.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn tỉnh Hà Giang) cho rằng việc kế thừa giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí Công đoàn là hoàn toàn hợp lý, nhằm bảo đảm phúc lợi, ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn tỉnh Hà Giang). Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu cho biết, kinh phí Công đoàn 2% do doanh nghiệp đóng được pháp luật cho phép hạch toán vào giá thành của sản phẩm. Về bản chất, việc quy định thu gián tiếp 2% theo quy định của Luật Công đoàn là để phục vụ cho việc chăm lo, bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động.

Thực tiễn nghiên cứu cho thấy việc đóng 2% kinh phí Công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp mà lại được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh, khoảng 0,2% đối với doanh nghiệp gia công và 0,14% đối với doanh nghiệp khác.

Do vậy, đại biểu Hoàng Ngọc Định cho rằng, mặc dù làm tăng chi phí doanh nghiệp, nhưng về tổng thể mức đóng 2% vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được đối với sức chịu đựng của các tổ chức, doanh nghiệp. Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì các đối tác không phản đối về vấn đề này.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động

Ủng hộ tiếp tục duy trì mức thu kinh phí Công đoàn như hiện nay, đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn thành phố Đà Nẵng) nhìn nhận, nguồn kinh phí Công đoàn được sử dụng vừa mang lại lợi ích cho người lao động và cả người sử dụng lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn thành phố Đà Nẵng). Ảnh: Quốc hội.

Theo đại biểu, tài chính Công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước là nội dung quan trọng trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã trở thành thông lệ. Qua khảo sát tại các Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp nhiều năm qua, phần lớn Ban Chấp hành Công đoàn đã công khai cho đoàn viên và người lao động biết về quyền lợi hằng năm mà họ được hưởng, ví dụ như các chế độ thăm hỏi ốm đau, quà Tết, chi ngày 8/3, 20/10, chi 1/6, Tết Trung thu và chi Ngày Quốc tế Lao động...

Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ) cũng thống nhất với việc tiếp tục quy định thu 2% kinh phí Công đoàn.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ). Ảnh: Quốc hội.

Đồng thời, theo đại biểu, dự thảo Luật quy định trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí Công đoàn thì sẽ được xét miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng là phù hợp để bảo đảm khi doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được xem xét miễn, giảm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động trở lại bình thường, việc này cũng tạo điều kiện cho người lao động không bị mất việc.

Đáng quan tâm, đại biểu thành phố Cần Thơ đề nghị bổ sung biện pháp, chế tài đối với các doanh nghiệp cản trở, trì hoãn việc thành lập Công đoàn hoặc không đảm bảo thời gian cho cán bộ công đoàn không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn tại đơn vị, doanh nghiệp của mình nhằm bảo đảm tính hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động