Đường mía Thái Lan bán phá giá và trợ cấp ở mức 47,64%
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tác động của biện pháp phòng vệ thương mại là áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía Thái Lan, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, việc điều tra chống bán phá, chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan đã được Bộ Công Thương khởi xướng từ tháng 9/2020 trên cơ sở hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Việc điều tra này được tiến hành khẩn trương theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Tổ chức thương mại thế giới.
![]() |
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 17/6 |
Sau một thời gian điều tra, đến ngày 9/2/2020, Bộ Công Thương đã có Quyết định 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Sau khi có quyết định sơ bộ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Phát triển và Nông nghiệp nông thôn và các đơn vị liên quan thực hiện các bước điều tra tiếp theo.
Tiếp theo, ngày 15/6, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Quyết định này dựa trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng việc chống bán phá giá, trợ cấp của phía Thái Lan, những thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, tác động kinh tế xã hội, kể cả tác động tới doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm đường mía.
Kết quả điều tra cho thấy, đường mía xuất xứ Thái Lan bán phá giá ở mức 42,99%, trợ cấp 45,65%, tổng mức độ bán phá giá và trợ cấp là 47,64%. Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.
“Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tác động kinh tế xã hội và ý kiến bên liên quan, cũng như cân đối cung cầu, Bộ Công Thương áp thuế chính thức mặt hàng này”, ông Lê Triệu Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Dũng, việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan sơ bộ từ tháng 2/2021, thực tế đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước. Cụ thể, từ tháng 3/2021, lượng đường nhập khẩu Thái Lan giảm đáng kể, từ mức bình quân từ 110 ngàn tấn năm 2020, đến nay còn khoảng 28 ngàn tấn, giảm 75%. Việc này đã làm giảm tác động cạnh tranh của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước, giúp giá đường trong nước nhích lên, đồng thời cũng giúp giá thu mua mía đối với người nông dân tăng từ 100 ngàn đến 200 ngàn/tấn.
“Lần đầu tiên, qua nhiều năm, người nông dân tiêu thụ hơn 6 triệu tấn mía. Theo phản ánh của Hiệp hội Mía đường, đơn vị sản xuất, tại nhiều địa phương, người nông dân đã có kế hoạch mở rộng trồng mía trong niên vụ năm 2021- 2022”, ông Lê Triệu Dũng thông tin.
Về chiều cung cầu, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cũng cho biết, nguồn cung đường trên thị trường đã ổn định, giá đường trong nước đã nhích lên. Tất cả mục tiêu chính sách đề ra đều đạt được. Hiện, Bộ Công Thương đang kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội Mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình nhập khẩu, tác động của biện pháp này để có biện pháp phù hợp, đảm bảo chống bán phá giá, chống trợ cấp, cũng như đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Tiêu dùng 07/05/2025 14:32

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt
Tiêu dùng 26/04/2025 18:01

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37