Đừng tự biến mình thành F0, F1
Sẽ xử nặng F0, F1 nếu cố tình trốn hoặc không khai báo y tế |
Ngày 12/8: Việt Nam ghi nhận 9.667 ca mắc Covid-19 mới Hà Nội tìm người từng đến chợ Đồng Xa – Mai Dịch |
Khi ca bệnh đã vượt lên 3 con số
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 12/8 đến 18h 13/8 Hà Nội ghi nhận 101 ca mắc Covid-19. Những ngày qua Hà Nội do thực hiện giãn cách xã hội nên các ca bệnh không tăng đột biến nhưng cũng đã bước sang mốc 3 con số, lượng người tiếp xúc qua các vòng ước chừng vài ngàn người với hàng chục địa điểm phải khoanh vùng, phong tỏa và hàng trăm người phải cách ly tập trung.
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Thanh Đặng) |
Bác sĩ Nguyễn Công Định công tác tại Bệnh viện 30-4, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cho biết, theo thống kê, có đến 60% người nhiễm Covid-19 không hề có dấu hiệu gì. Vi rút vô hình với mọi người, nó có thể vô hại trên chính bản thân người nhiễm không triệu chứng nhưng bất chợt nó lại gây họa cho người khác. Chỉ cần 1 ca F0 mang biến thể Delta “lang thang” trong 2 ngày là có thể tạo ra 10 F0 khác, trong 5 ngày thì sẽ là cấp số nhân, cứ thế nhân lên như mô hình đa cấp.
Cách mà các lực lượng chức năng ở Hà Nội đang làm hiện nay là cách ly tập trung 100% các trường hợp F1, nhưng giả sử nếu số ca nhiễm cùng lúc lên hàng nghìn hoặc cao hơn nữa thì lượng người phải cách ly sẽ cực kỳ lớn, nhân lực và cơ sở hạ tầng khó lòng chịu nổi. Chỗ đâu mà cách ly, sức người sức của cho việc xét nghiệm sẽ rất lớn, chưa kể các hệ lụy khác.
Đó là chưa kể trung bình có 5% bệnh nhân trở nặng, cần điều trị, thậm chí can thiệp bằng những trang thiết bị hồi sức cao cấp để cứu mạng. Nghĩa là cứ 1.000 ca nhiễm thì có 50 ca phải can thiệp sâu. Nếu lượng ca nhiễm càng cao thì số ca nặng cũng tăng lên tương ứng, áp lực chữa trị sẽ càng đè nặng lên lực lượng y tế.
Xuất hiện các ca bệnh ngoài cộng đồng khiến cho nhiều khu dân cư bị phong tỏa. (Ảnh: Nam Trần) |
Các đợt giãn cách xã hội mà thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện cho thấy việc người dân tuân thủ nguyên tắc 5K trong sinh hoạt, lao động, giao tiếp giúp hạn chế tốc độ lây nhiễm của Covid-19 trong cộng đồng. Sẽ hiệu quả hơn nữa nếu mỗi người tự mình thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, không ra đường khi không thực sự cần thiết,... để không biến thành “F0, F1 lang thang” và đủ thời gian để ngành y tế xử lý các ổ dịch.
Hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần tự ý thức bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh và chung tay cùng Thành phố, xã hội ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất.
Hãy từ bỏ thói quen vốn có
Những thói quen như thích đi ra khỏi nhà, tụ tập bạn bè hay nói chuyện với nhiều người, sơ sài trong khâu vệ sinh tay... sẽ khiến chúng ta bị nhiễm dịch Covid-19 lúc nào không hay. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện sát khuẩn và rửa tay đúng cách là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng, chống dịch bệnh.
Trong tình huống dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, tốt nhất nên tìm cách thích nghi phù hợp trong điều kiện “sống chung với dịch bệnh”. Bảo vệ mình cũng chính là bảo vệ người thân, cộng đồng trước dịch Covid-19.
Một nhóm thanh niên tụ tập hát karaoke bị lực lượng chức năng phát hiện. (Ảnh: M.P) |
Chỉ ra đường khi thực sự cần thiết
Việc đi lại, di chuyển đến nơi đông người, đứng san sát nhau… rất dễ dẫn đến lây nhiễm Covid-19. Nên tuân thủ khuyến cáo hạn chế ra đường khi không có việc cần thiết. Vì ra đường mà không bảo vệ mình đúng cách hay chỉ những sơ suất nhỏ như đứng gần người bị nhiễm Covid-19 mà không tự bảo vệ đúng cách thì sẽ bị lây nhiễm vi rút.
Không chỉ có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, nhanh chóng thành F0, F1 mà việc ra đường khi không có việc cần thiết còn bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo thống kê của Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng từ 11h ngày 12/8 đến 11h ngày 13/8, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp xử phạt vi phạm hành chính 887 trường hợp có hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, không đeo khẩu trang nơi công cộng (72 trường hợp); cơ sở không chấp hành việc tạm dừng hoạt động kinh doanh (11 trường hợp); hành vi vi phạm khác 804 trường hợp (không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách....).
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người dân khi ra đường trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: M.P) |
Do đó, phương pháp phòng, chống dịch hiệu quả từ mỗi người dân lúc này là hạn chế tối đa việc ra ngoài, khi phải ra ngoài đeo khẩu trang đúng cách, luôn phải nhớ “rửa tay, rửa tay và rửa tay”. Ngoài ra, tự biết cách chăm sóc, nâng cao sức đề kháng của bản thân, gia đình; cập nhật thông tin chính thống, tránh hoang mang. Vắc xin hiệu quả nhất lúc này chính là ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình.
Không mù quáng tiếp nhận thông tin sai lệch
Nhiều thông tin sai lệch vẫn xuất hiện trên các trang mạng xã hội về dịch Covid-19. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà cả hệ thống chính trị đã và đang phải dốc sức để đẩy lùi. Nguy hiểm nhất là thông tin sai lệch tiếp tục được lan truyền từ những cú click chuột mù quáng.
Một người bán hàng online bị xử phạt vì tung tin sai sự thật về Covid-19. (Ảnh: M.P) |
Ngày 13/8, Công an quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xử phạt 12,5 triệu đồng một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Theo Công an quận Hà Đông, qua công tác nắm tình hình không gian mạng, Công an quận Hà Đông phát hiện trang Facebook N.T (Xách tay) đăng tải nội dung sai sự thật trên mạng xã hội Facebook liên quan đến dịch Covid-19. Ngày 5/8, Công an quận Hà Đông đã chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội để ra quyết định xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng đối với N.T theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ về hành vi “Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.
Trước đó, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội cũng đã ban hành quyết định xử phạt bà N.T.K.T (trú tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội - chủ tài khoản Facebook N.V.S) số tiền là 12,5 triệu đồng do đăng tải thông tin 4 người trong gia đình hàng xóm bị nhiễm Covid-19. Đây là thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận.
Qua đó thấy rằng, trong mỗi gia đình cần cung cấp cho nhau những thông tin chính xác về dịch Covid-19 ở các nguồn như trang tin của Bộ Y tế, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để có thông tin chính xác nhất.
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18