Đừng sống quá “hồn nhiên”
Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm về giao thông | |
Bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh từ 6 tuổi |
Cũng không thiếu cảnh cha mẹ, ông bàđưa đón con trẻđi học không đội mũ bảo hiểm "hồn nhiên" đi ngược chiều, "hồn nhiên" vượt đèn đỏ. Lại càng không thiếu những người dân "hồn nhiên" tiện đâu qua đường đómặc dù thành phố đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để làm cầu vượt qua ngã tư hay hầm đi bộ ở các tuyến phố đông đúc.
Nhiều bậc phụ huynh “hồn nhiên” đưa đón con đi học mà không đội mũ bảo hiểm. |
Tuần cuối cùng của năm 2017, cả dư luận xôn xao trước câu chuyện về một nhóm thanh niên ở Phú Thọ mang dao, phớ... lên đường cao tốc "xin đểu" rồi vô tưquay video clip, livestream tung lên mạng xã hội để câu like, câu view.Hành vi này bị không ít người cho là phạm tội“hồn nhiên” bởi cả một nhóm thanh niên 15 – 18 tuổi được ăn học đàng hoàng, không thể nào không biết việc mang vũ khí đi chặn xe, xin tiền là hành vi phạm tội.
Dẫn chứng ra như vậy để thấy có không ít người có tính "hồn nhiên". Cùng với bệnh "vô cảm", bệnh "hồn nhiên" xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người lớn đối với con cái trong gia đình, nền tảng giáo dục đạo đức trong nhà trường còn lỏng lẻo. Từ đó dẫn đến không ít cá nhân ăn nói hay hành động theo bản năng, cho rằng việc gì mình thích thì mình có quyền làm mà không để ý đến mọi người xung quanh.
Một ví dụ đơn giản như, họ hồn nhiên chen lấn, không chịu xếp hàng khi mua đồ hay đi thang máy vì sợ khi tới lượt mình sẽ hết chỗ. Uống xong chai nước quăng luôn vỏ chai bất kể đang đi trên đường. Thậm chí, mỗi khi có đợt hàng miễn phí nào đó, rất nhiều người, nhất là những bạn trẻ sẵn sàng lao vào cuộc chiến giành giật. Rồi khi kẹt xe, dừng đèn đỏ, nhiều thanh niên hồn nhiên bấm còi inh ỏi, quát người đi trước bắt họ phải nhường đường.
Sự xuống cấp về đạo đức đã và đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Để chữa căn bệnh "hồn nhiên", đồng thời ngăn không cho nó lây lan, trước mắt có lẽ không có cách nào tốt hơn là xử phạt triệt để các sai phạm. Về lâu dài, giáo dục công dân ở trường phải trở thành môn học chính. Còn ở gia đình, người lớn phải thực sự là tấm gương cho con trẻ.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03