Dùng mật gấu nguy cơ gây liệt dương
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- nguyên nhân gây tử vong hàng đầu | |
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam |
Nhu cầu mật gấu giảm mạnh
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa cùng các đối tác và Đại sứ bảo vệ Gấu - ca sĩ Mỹ Linh kỉ niệm chặng đường 10 năm nỗ lực chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Ngày Gấu Việt Nam năm nay được tổ chức đúng vào dịp một năm đóng cửa hoàn toàn hoạt động du lịch trích hút mật gấu tại Hạ Long. Nhân dịp này, ENV cũng công bố kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng mật gấu đã giảm mạnh trong 5 năm qua.
Theo ENV, nhu cầu sử dụng mật gấu là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn vong của các loài gấu ở Việt Nam và trong khu vực. Năm 2005, có hơn 4.300 cá thể gấu được phát hiện nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mật gấu như một sản phẩm thuốc y học cổ truyền. Hầu hết những cá thể gấu này đều bị săn bắt từ tự nhiên và bán cho các trang trại.
Các trang trại gấu đã lần lượt bị dỡ bỏ đem lại hy vọng sinh tồn cho loài gấu |
Tuy nhiên từ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều nỗ lực nhằm xóa bỏ nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Bước đầu, 4.300 cá thể gấu trên cả nước đã được đăng ký và gắn chíp để quản lý. Từ đó, tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã giảm đáng kể nhờ sự tham gia tích cực và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, các tổ chức bảo tồn trong nước, quốc tế cũng như cộng đồng nhằm chấm dứt hoàn toàn ngành công nghiệp mật gấu tàn nhẫn và phạm pháp.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến đầu năm 2015, chỉ còn khoảng 1.250 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại trên cả nước, giảm 72% so với số liệu năm 2005.
Kết quả khảo sát thái độ và hành vi sử dụng mật gấu của hơn 3.000 người tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh cuối năm 2014 cũng cho thấy tình trạng sử dụng mật gấu đã giảm 61% so với năm 2009.
Các hoạt động kinh doanh du lịch trích hút mật gấu tại Hạ Long đã bị đóng cửa hoàn toàn từ tháng 5/2014 nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, sự tham gia của các cơ quan chức năng liên quan và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV).
Đại sứ bảo vệ Gấu - ca sĩ Mỹ Linh, người đã đồng hành với ENV trong nỗ lực chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam chia sẻ: “Các cá thể gấu đã phải chịu đựng cuộc sống tù ngục trong trang trại. Nhiều cá thể bị bắt, nhốt từ khi còn nhỏ và buộc phải sống cả cuộc đời trong chuồng cũi. Chúng ta đã đạt được những bước tiến đáng kể trong 10 năm qua, nhưng chúng ta sẽ không dừng lại cho đến khi không còn một cá thể gấu nào bị nuôi nhốt để lấy mật”.
Đồng quan điểm với ca sĩ Mỹ Linh, bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc ENV cho rằng: Còn quá sớm để có thể tuyên bố thành công vì hiện nay khoảng 1.250 cá thể gấu vẫn đang bị nuôi nhốt trong các trang trại trên cả nước. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hào vì sau 10 năm nỗ lực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, khối doanh nghiệp, báo chí, những người nổi tiếng và cả cộng đồng mà chúng ta đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giải quyết một vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội và là mối đe dọa tới đa dạng sinh học của nước nhà. Chỉ khi nạn nuôi nhốt gấu được chấm dứt hoàn toàn thì các quần thể gấu trong tự nhiên mới có cơ hội được phục hồi.
Mật gấu có thể gây liệt dương
Mật gấu không tốt như nhiều người lầm tưởng... |
Tình trạng sử dụng mật gấu là nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết thương tâm cho con vật này và dẫn chúng đến nguy cơ tuyệt chủng. Theo truyền miệng trong dân gian, mật gấu có thể chữa được rất nhiều bệnh từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đên nan y. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mật gấu hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh nếu uống vào. Thậm chí đó là thuốc độc khiến con người bị suy gan, suy thận.
Ngoài ra, cũng có những người bị ảnh hưởng chức năng sinh lý, đứng trước nguy cơ vô sinh vì suy giảm chất lượng tinh trùng sau khi dùng hàng loạt các bài thuốc bổ dương, trong đó có mật gấu. Các bác sĩ Đông y cho răng, đó là hiện tượng "cực dương sinh ra cực âm", dùng quá nhiều kiểu bài thuốc bổ dương gây ra liệt dương.
Nó có thể gây liệt dương hay nội tạng bị tàn phá |
Giải thích về đặc tính của mật gấu, bác sĩ Đông y Nguyễn Xuân Hướng - Chủ tịch Hiệp hội Đông y Việt Nam cho biết: Mật gấu rất nóng và độc.
"Gấu có thể ăn hàng yến thịt sống mà vẫn tiêu hoá được trong khi con người không ăn được thịt sống, dù chỉ là một miếng cỏn con. Hay gấu uống được hàng lít mật ong, trong khi con người không thể làm được điều đó. Đó là nhờ mật con gấu tiêu hoá tốt. Còn con người, nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan suy thận dẫn tới tử vong", ông Hướng cảnh báo.
Nói thêm về cách dùng mật gấu làm tan huyết, tự máu, bầm tím sau khi chấn thương của nhiều người, bác sĩ Hướng khuyến cáo, vì đặc tính đó của mật gấu nên khi con người uống vào, nó sẽ làm cho máu lưu thông nhanh, khiến vỡ các mạch máu, gây ra chảy máu dạ dày, bục dạ dày và tử vong, có khi bị sung huyết khắp nơi vì vỡ các mạch máu, phù nề toàn thân....
Theo Trà Phương/ Chất lượng Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58