Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!
Thông tin chính thức vụ "người phụ nữ bán 500.000 đồng 3 quả dứa" Vụ lái xe taxi "chặt chém" du khách: Tài xế ra trình diện cơ quan Công an |
Đơn cử như mới đây, một trường hợp lái xe taxi “chặt chém” 500.000 đồng của một cặp vợ chồng người Pháp khi lần đầu đặt chân đến Hà Nội du lịch cho quãng đường được mô tả là chỉ gần 100 m. Chưa hết, khi vợ chồng vị khách du lịch này bỏ quên đồ, quay lại taxi để lấy, tiếp tục bị đòi “phí” trông giữ thêm 500.000 đồng.
Dẫu cơ quan công an đã và đang tiến hành xác minh để xử lý nghiêm các vụ việc trên, song ở góc độ dư luận, vụ việc này ảnh hưởng đến ngành Du lịch Thủ đô, đặc biệt là hình ảnh của Thành phố.
Ai cũng biết và đều công nhận, Hà Nội là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới. Du khách đến Thủ đô không những thưởng thức phong cảnh đẹp, thụ hưởng “thiên đường” ẩm thực mà còn cảm thấy an tâm khi không phải lo lắng đến vấn đề an ninh, cướp giật, trộm cắp. Tuy nhiên, vì lòng tham, không ít người, làm việc, hành nghề trong các lĩnh vực dịch vụ (lái xe, bán hàng…) đôi khi vẫn ngang nhiên “chặt chém” hoặc hành xử với du khách không đẹp.
Vẫn biết, những vụ việc trên đa số tập trung vào những lao động còn khó khăn lên thành phố mưu sinh. Song bất luận hoàn cảnh gì, một khi những hành xử phản cảm đó được đưa lên không gian mạng, hệ thống thông tin trong kỷ nguyên số, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, uy tín của địa phương, thành phố đó. Thử hỏi, với những khách du lịch đang chuẩn bị hoặc có ý định đến Hà Nội du lịch mà đón nhận được những thông tin về vấn nạn “chặt chém” họ sẽ nghĩ thế nào?
Đành rằng như đề cập, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế có rất đông người lao động tìm đến lập nghiệp, mưu sinh, trong khi mặt bằng dân trí không giống nhau. Một số lao động phổ thông như bán hàng rong, lái xe dù, xe công nghệ…, do không nhận thức hết những hậu quả của việc mình làm, nên cứ thấy “tây” là “chặt chém” để kiếm tiền.
Vì vậy, để không xảy ra tình trạng trên; để không còn những hình ảnh phản cảm xuất hiện trên không gian mạng, có lẽ chính quyền các cấp, đặc biệt những địa bàn trọng điểm về du lịch, thường xuyên có du khách tới tham quan, du lịch, mua sắm… nên rà soát các đối tượng lao động tự do để tuyên truyền, phổ biến những tác hại và hậu quả từ những hành động “chặt chém”, hay các hành động thiếu văn minh đối với du khách mà họ mang lại. Đồng thời, cũng phải tiến hành xử phạt nghiêm khắc để nêu gương đối với các đối tượng trên. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Thủ đô trong mắt du khách.
H.Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10