--> -->

Đừng để rác thải nhựa ảnh hưởng đến du lịch

Phao xốp, rác thải chai lọ, hộp nhựa tràn ngập tại các bãi biển, điểm du lịch đang là nỗi ám ảnh của nhiều khách du lịch, nhất là khách quốc tế...
Hiệu quả mô hình thu gom rác thải nhựa Hơn 500 nghìn tấn nilon thải ra môi trường mỗi năm Nỗ lực chống rác thải nhựa, vì một Thủ đô phát triển bền vững

Rác thải nhựa tràn lan tại bờ biển Vũng Tàu

Trong những ngày hè tháng 6 oi ả, nhiều khách du lịch đã lựa chọn Vũng Tàu để nghĩ dưỡng, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của miền biển. Tuy nhiên, rác thải từ hoạt động vui chơi, ăn uống, giải trí của du khách đã gây mất mỹ quan tại bãi biển Vũng Tàu.

Theo ghi nhận, thời điểm này không khó bắt gặp hình ảnh túi ni lông, chai lọ, vỏ bánh kẹo, thùng xốp, thậm chí là thức ăn thừa tràn lan không được thu gom dọc bãi biển.

Đừng để rác thải nhựa ảnh hưởng đến du lịch
Rác thải nhựa tràn lan tại bờ biển Vũng Tàu.

Đáng chú ý, dù đã có biển hiệu nhắc nhở “Cỏ đang bị thương, vui lòng đi trên đá”, nhiều người dân vẫn ngang nhiên tổ chức cắm trại ngay trên bãi cỏ, từ đó gia tăng tình trạng ô nhiễm rác thải sau mỗi hoạt động ăn uống vui chơi.

Không chỉ có khu vực ven biển, tại chính bờ biển cũng xảy ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Rác thải ngổn ngang trải dọc bờ biển như túi ni lông, thân cây, lon uống nước gây ảnh hưởng đến hình ảnh thiên nhiên xanh, sạch, đẹp của thành phố Vũng Tàu trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

Hậu quả lớn nhất của hành động xả rác bừa bãi tại các bờ biển gây nên tình trạng đáng báo động cho hệ sinh thái khi mỗi loại nhựa có thời gian phân hủy rất dài. Hơn nữa, rác thải không được xử lý trôi dạt trên biển sẽ làm thay đổi môi trường nước và không khí, các loài sinh vật biển khi ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc, thậm chí mất cân bằng hệ sinh thái.

Vấn nạn từ “ô nhiễm trắng” đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biển, các ngành kinh tế biển, hoạt động du lịch cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe cho con người.

Mặc dù đã có các biển hiệu cảnh báo từ các cơ quan chức năng của thành phố Vũng Tàu như: “Không ăn uống”, “Không xả rác dưới biển”, “Nếu quý khách vi phạm sẽ trục xuất ra khỏi khu du lịch”… nhưng nhiều người dân vẫn không chấp hành đúng quy định.

Anh Vũ Trọng Hiếu (khách du lịch từ Hải Phòng) chia sẻ: “Đi dọc bờ biển, tôi nhìn thấy rất nhiều rác thải vứt bừa bãi, không được thu gom sạch sẽ. Phần lớn là do ý thức của mỗi người chưa tốt, chưa có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tôi thấy cũng có khá ít thùng rác xung quanh bãi biển nên xảy ra tình trạng người dân không có chỗ để vứt rác”.

Cũng theo anh Hiếu, chính quyền, ban quản lý cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân, đồng thời giám sát chặt chẽ và có các hình thức xử lý nghiêm khắc những người cố tình vi phạm.

Giảm thiểu rác thải nhựa là xu hướng phát triển

Trên thực tế, ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu do gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường, đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường. Việc kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là xu hướng phát triển du lịch tất yếu.

Đừng để rác thải nhựa ảnh hưởng đến du lịch
Gia tăng tình trạng ô nhiễm rác thải sau mỗi hoạt động ăn uống vui chơi.

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển. Cụ thể, trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.

Theo đó, nhiệm vụ hàng đầu là rà soát, tổng hợp, đánh giá các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến rác thải nhựa mà Việt Nam đã tham gia ký kết và thực thi; các quy định pháp luật trong nước có liên quan đến quản lý nhựa, trọng tâm là rác thải nhựa đại dương; điều tra, đánh giá và xây dựng Báo cáo quốc gia về rác thải nhựa đại dương; theo dõi, thu thập thông tin, dữ liệu tại các diễn đàn quốc tế, tổng hợp các chương trình, dự án, các sáng kiến cấp khu vực, toàn cầu liên quan đến rác thải nhựa đại dương…

Bên cạnh đó, nhìn nhận được tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững, cũng trong năm 2021, Quyết định số 1316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam cũng đã góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa, sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt…

Phấn đấu đến năm 2025, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt…

Cùng với những chính sách được đặt ra, mỗi người dân, đặc biệt là khách du lịch cần ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông, chai nhựa để góp phần vì cuộc sống xanh, lành mạnh.

Hải Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 20/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 20/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.
Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Wipha (bão số 3) là cơn bão có tốc độ di chuyển khá nhanh, trung bình khoảng 20km/h. Mưa giông trước bão có thể xảy ra ngay trong khoảng ngày 20 - 21/7, khi bão vẫn còn ở ngoài khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Đông của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Cảnh báo khu vực Hà Nội mưa dông trong 3 giờ tới

Cảnh báo khu vực Hà Nội mưa dông trong 3 giờ tới

Cơ quan khí tượng cảnh báo từ nay đến 3 giờ tới, vùng mây dông mở rộng gây mưa nhiều nơi ở Hà Nội.
Tin báo mới nhất: Bão số 3 (Wipha) giật cấp 12 đổ bộ vào Biển Đông

Tin báo mới nhất: Bão số 3 (Wipha) giật cấp 12 đổ bộ vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão Wipha đang di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc và sẽ đi vào Biển Đông vào ngày 20/7, với tốc độ khoảng 20-25 km/h, đồng thời tiếp tục mạnh thêm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Dự báo ngày 19/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
Chuyên gia cảnh báo người dân không chủ quan trước cơn bão số 3 Wipha

Chuyên gia cảnh báo người dân không chủ quan trước cơn bão số 3 Wipha

Chiều 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp với các bộ, ngành liên quan về công tác ứng phó cơn bão Wipha (bão số 3).
Đột phá công nghệ trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Đột phá công nghệ trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Để giảm ô nhiễm bụi mịn, thời gian gần đây, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã tăng cường rửa đường nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt một số xe phun sương áp lực lớn đã được triển khai nhằm giảm tối đa bụi mịn.
Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ở giữa đường,… bất cứ chỗ nào “tiện” đều có thể trở thành nơi đổ rác lý tưởng. Bất kể đêm hay ngày, thói quen tiện đâu vứt rác đấy của nhiều người dân biến những vỉa hè, lòng đường trở thành điểm tập kết rác bất đắc dĩ, làm xấu đi môi trường và cảnh quan của Thủ đô.
Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ cuối: Hướng tới những giải pháp bền vững

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ cuối: Hướng tới những giải pháp bền vững

Mặc dù được cho là “quả bom nổ chậm” trong lòng đô thị Hà Nội, tuy nhiên, vấn đề rác thải điện tử không phải không có lời giải. Từ những mô hình thu gom bước đầu được triển khai, đến các bài học quốc tế về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, Hà Nội hoàn toàn có thể đi đầu trong xử lý rác điện tử theo hướng bền vững, nếu có sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động