Đừng bao giờ đi ngủ với tóc ướt
Chế độ sinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý với sĩ tử | |
Hệ thống chăm sóc sức khỏe “siêu VIP” của Obama |
Theo các bác sỹ tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, họ đã từng tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân bị liệt mặt. Qua thăm khám, bệnh nhân có cho biết tối hôm trước có tắm gội muộn và khi đi ngủ tóc chưa khô hẳn.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà cả những bạn trẻ cũng mắc phải. Thậm chí có trường hợp người bệnh không thể nhắm mắt sau khi tắm hoặc đêm ngủ rơi vào trạng thái tê liệt, bị giật méo một phần mặt. Trong y học cổ truyền thì gọi đây là bệnh lý phong hàn.
Để tóc ướt khi đi ngủ dễ dẫn đến liệt cơ mặt (Ảnh minh họa) |
Nguyên nhân gây bệnh là do hàn tà và phong tà tấn công vào các kinh mạch vùng mặt, làm tắc nghẽn các kinh mạch dẫn đến mắt không nhắm kín, miệng bị méo sang một bên.
Còn với y học hiện đại thì đây là bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên - chỉ đạo vận động của tất cả nhóm cơ nửa mặt. Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng, nhưng 75% là do lạnh làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Còn lại do các chấn thương, viêm nhiễm khác như viêm màng não, viêm tai, zona, chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm...
Nếu để tóc ướt nhiều giờ khi ngủ sẽ làm các dây thần kinh sau tai bị co lại, dẫn đến mạch máu tắc nghẽn, không cung cấp đủ cho các dây thần kinh mặt. Do đó cơ vùng mặt và tai bị phù nề, gây tắc nghẽn dẫn truyền các xung động thần kinh, làm liệt vận động của một bên mặt. Có trường hợp khi vào viện tưởng bị tai biến tim mạch nhưng nguyên nhân sau đó được xác định là do liệt dây thần kinh số 7 vì lạnh từ việc tắm gội khuya, để tóc ướt đi ngủ.
Người bị liệt dây thần kinh số 7 phần lớn chữa khỏi trong những ngày đầu tiên và hồi phục hoàn toàn sau từ 4 - 6 tuần với nhiều phương pháp tùy theo từng bệnh nhân. Cụ thể như châm cứu, bấm huyệt, điện châm và sắc thuốc uống... Tuy nhiên việc điều trị chậm hoặc điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng để lại di chứng như co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt, viêm loét giác mạc…
Ngoài ra, ngủ mà da đầu vẫn còn ẩm ướt sẽ khiến da đầu dễ bị tổn thương gây ra tình trạng ngứa da đầu, gầu xuất hiện. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, để tóc ướt khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu.
Nhiều phụ nữ bị đau đầu kinh niên đó là hậu quả của việc thường xuyên gội đầu khuya muộn. Nguyên nhân là nước đọng lại trên tóc và da đầu sẽ khiến các mạch máu hoạt động chậm lại làm cản trở lưu thông máu, lâu dần thành đau nhức đầu mãn tính.
Các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho tóc và da đầu, không nên gội đầu quá khuya. Nếu có thói quen gội đầu vào buổi tối, cần phải sấy hoặc lau tóc thật khô trước khi đi ngủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58