Dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH,CĐ: Nhiều bất cập nảy sinh
Dễ phát sinh nạn chạy điểm
Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), việc rút bớt môn thi tốt nghiệp THPT từ 6 môn xuống 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng học sinh (HS) học lệch, chỉ chú ý học môn thi mà bỏ qua những môn khác. Để khắc phục tình trạng này, từ năm 2014, Bộ GD-ĐT đã quy định phối hợp kết quả các môn thi với điểm trung bình học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cách làm này buộc HS phải hoàn thành các môn học trong chương trình, cũng như xóa bỏ quan niệm môn chính, môn phụ trong chương trình học.
Tuy nhiên, một số chuyên gia giáo dục và nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng, cách tính kết quả thi có kết hợp với điểm trung bình học tập lớp 12 sẽ dễ phát sinh tiêu cực, nhất là khi kết quả này được sử dụng làm cơ sở xét tuyển đầu vào ĐH. Nếu việc quản lý học bạ của các trường còn lỏng lẻo và cách chấm điểm của giáo viên ở nhiều địa phương còn dễ dãi, công tác quản lý, kiểm tra của cơ quan cấp trên chưa chặt chẽ thì rất dễ xảy ra tình trạng sửa học bạ. Đơn giản, một học sinh học kém nhưng có thể tác động bằng cách nào đó để có điểm trung bình lớp 12 là 7,0 không phải quá khó. Trên thực tế, đã xảy ra nhiều vụ việc như vậy. Theo nhiều chuyên gia quản lý giáo dục, cách đánh giá quá trình là phương pháp đánh giá hiện đại nhưng chỉ phù hợp khi có tính tự giác và trung thực. TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng cho biết, khi có quy định mới, người học sẽ tìm mọi cách thích ứng, ở đây có cả tiêu cực. Do đó, việc hạn chế các tiêu cực cần áp dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả việc tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh. Đồng thời, phải đảm bảo sự minh bạch, công khai, xử lý nghiêm những trường hợp “chạy” điểm. “Sở GD-ĐT cần quản lý điểm số hàng tháng, tránh việc cuối năm, cuối học kỳ, phụ huynh nhờ vả thầy cô sửa điểm” – TS Nguyễn Tùng Lâm gợi ý.
Tổ chức cụm thi, khó cho thí sinh
Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận công bố địa chỉ email cá nhân [email protected] và địa chỉ của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là [email protected]. Đây là một trong những kênh để Bộ lắng nghe phản ánh cũng như lấy ý kiến, góp ý của người dân trước các chủ trương lớn của ngành. |
Hiện nay, dự thảo Quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015, về cơ bản được đánh giá có thể bảo đảm sự khách quan, công bằng và nghiêm túc cho kỳ thi mà kết quả thi được dùng “2 trong 1”. Tuy nhiên, điều khiến nhiều giáo viên và phụ huynh băn khoăn là các cụm thi sẽ được tổ chức liên tỉnh với ít nhất là hai tỉnh trong một cụm. Như vậy, với những thí sinh ở vùng sâu, vùng xa và chỉ có mục đích tốt nghiệp mà không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ thì phải đi cả trăm cây số mới đến được điểm dự thi, chưa kể tâm lý không thoải mái như thi tại địa phương.
Băn khoăn này đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ghi nhận tại một cuộc giao lưu trực tuyến. Theo Bộ trưởng, đối với các HS chỉ thi để xét công nhận tốt nghiệp đúng là sẽ vất vả hơn khi phải lên tỉnh để thi thay vì thi cụm huyện như mọi năm. Để hỗ trợ, Bộ chủ trương các em không phải nộp lệ phí thi. Chi phí phát sinh về đi lại thì ngân sách địa phương hỗ trợ. Các địa phương sẽ tổ chức đưa học sinh đến điểm thi an toàn, thuận lợi. Thậm chí, về nguồn kinh phí hỗ trợ này, Bộ trưởng giải thích được lấy từ khoản tiết kiệm do bỏ một kỳ thi. Được biết, kinh phí chi từ ngân sách bình quân là 400.000 đồng mỗi thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Mỗi năm có 1 triệu học sinh dự thi, ngân sách phải chi 400 tỷ đồng. Nhưng năm nay chỉ có khoảng 20% học sinh có nhu cầu thi tốt nghiệp THPT mà không thi ĐH, CĐ. Như vậy, dự kiến giảm được 320 tỷ đồng. Một phần trong khoản tiết kiệm này sẽ được dùng để hỗ trợ học sinh chỉ thi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, theo hiệu trưởng một số trường THPT ở xa trung tâm huyện lỵ và thành phố thì việc lo chỗ ăn nghỉ cho các em HS trong 4 ngày thi không đơn giản.
Kiểm soát thí sinh đăng ký “ảo” bằng cách nào?
Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2015, mỗi thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi. Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng ký xét tuyển tối đa 4 đợt. Như vậy, mỗi thí sinh có quyền đăng ký tối đa 16 nguyện vọng. Theo ông Mai Văn Trinh, tại một thời điểm, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào một trường nhưng không đồng nghĩa với việc thí sinh chỉ có một nguyện vọng duy nhất. Bởi thí sinh được phép chọn tối đa 4 ngành trong một trường. Ngoài ra, trong thời gian xét tuyển, thí sinh vẫn được phép rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, với cách thức này, tình trạng hồ sơ “ảo” như mọi năm sẽ được hạn chế. Tuy nhiên, thông tin này đem đến lo ngại cho các trường về cách thức tuyển sinh. Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, việc có tới 4 giấy chứng nhận kết quả thi cho mỗi thí sinh là quá nhiều. Ông Vũ Văn Hóa lo ngại về việc các trường sẽ phải đối mặt với tình trạng đăng ký “ảo” khi thí sinh có thể đăng ký tới 4 ngành cùng 1 trường. Chưa kể, theo dự thảo, các trường ĐH, CĐ sẽ công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng ký nhập học của mỗi đợt xét tuyển với tần suất cập nhật 3 ngày một lần trên trang thông tin điện tử của trường.
Chỉ khi trường cập nhật đăng ký xét tuyển trường hợp nào thì hệ thống mới chuyển dữ liệu của thí sinh về trường và không cho thí sinh đó tiếp tục đăng ký xét tuyển. Bên cạnh đó, khi thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ, các trường phải cập nhật ngay trên hệ thống đăng ký của trường mình, khi đó thí sinh mới có thể đăng ký vào trường khác. Mặc dù, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường nghiêm túc thực hiện việc quy định về thông tin, tuy nhiên, với tình trạng cập nhật dữ liệu xét tuyển như những kỳ tuyển sinh vừa qua, không ít người lo ngại rằng, quyền lợi của thí sinh sẽ bị ảnh hưởng khi có hàng triệu lượt thí sinh tham dự xét tuyển.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18